Các loài “Đại miêu” bị đe dọa vì đập thủy điện ngày càng nhiều

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Họ Big cats - động vật lớn thuộc họ mèo (như sư tử, báo, hổ...) là những loài ăn thịt phổ biến nhất trên trái đất. Những con sư tử ở châu Phi luôn rình rập ngựa vằn ở xavan châu Phi, hổ phục kích linh dương ở châu Á hay báo đốm săn nai trong rừng rậm Nam Mỹ. Các loài "đại miêu" này đóng một vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái thông qua việc điều chỉnh số lượng của các động vật ăn cỏ, đồng thời góp phần làm giảm sự suy thoái của môi trường sống thực vật và duy trì sự đa dạng của loài.

Môi trường sống ngày càng bị thu hẹp

Hổ, sư tử và báo đốm cần có những khu vực sinh sống rộng lớn do cùng cần tìm thức ăn để nạp cho việc tiêu thụ năng lượng khá nhiều của mình. Tuy nhiên, đến lượt chúng cũng đang bị đe dọa do mất môi trường sống, nguồn thức ăn. Các quần thể thưa thớt cùng với tốc độ sinh sản chậm khiến chúng đặc biệt dễ bị tổn thương, trong khi môi trường sống của những "con mèo khổng lồ" này thường trải dài từ rừng rậm ở vĩ độ cao đến rừng mưa nhiệt đới ở xích đạo thì nguyên nhân việc chúng bị mất nơi sống phần lớn là giống nhau: do nạn khai thác gỗ và nhiên liệu, phát triển nông nghiệp và đồ thị hóa.
Các loài “Đại miêu” bị đe dọa vì đập thủy điện ngày càng nhiều
Rừng bị chặt phá và cây xanh ngày càng ít đi không chỉ tước đi ngôi nhà của những động vật hoang dã mà còn thúc đẩy nhanh hơn việc biến đổi khí hậu. Và trớ trêu thay khi những đập thủy điện vốn đang được phát triển trên toàn thế giới (đặc biệt là ở khu vực châu Á và Nam Mỹ), lại là một nguyên nhân to lớn gây ra nạn phá rừng. Con người thực sự đang rơi vào một vòng luẩn quẩn giữa việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Những đập thủy điện được xây dựng ngày càng nhiều đã gây ra sự tuyệt chủng cho một số loài sinh vật dưới nước và đồng thời làm lây lan dịch bệnh trên các dòng sông, tuy nhiên những đe dọa đối với hệ sinh thái trên cạn lại chưa được quan tâm.
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Bồ Đào Nha đã thực hiện một cuộc điều tra, xem các đập thủy điện hiện có và trong diện đã quy hoạch có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự sống của hai loài ăn thịt, gồm báo đốm (ước tính còn 173.000 cá thế trên toàn cầu) và hổ (ước tính có từ 3.200 đến 3.500 cá thể trên toàn thế giới), đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Điều tra cho thấy, sự phân bố của báo đốm và hổ đã giảm lần lượt 50% và 93%, phát hiện các nhà máy thủy điện có thể gây ra những rủi ro đáng kể về sự sụt giảm này trong tương lai. Họ tìm thấy khoảng 164 con đập trong phạm vi môi trường sống của báo đốm, 421 con đập tương tự đối với loài hổ, có nghĩa 1/5 số hổ và 1/200 số báo đốm trên toàn cầu sẽ bị mất môi trường sống liên quan đến các dự án thủy điện. Số lượng hổ đang ở mức quá thấp, cho nên rất có thể chúng sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của quần thể và thậm chí có thể dẫn đến tuyệt chủng cục bộ.

Sự phát triển các dự án thủy điện đang gây hại cho đại miêu

Để xây dựng các nhà máy thủy điện, con người bắt buộc phải tạo ra các hồ chứa nước rộng lớn, kéo theo diện tích lớn vùng đất trũng ngập. Mặc dù hổ hay báo đốm đều có thể biết bơi, nhưng thực ăn chính của chúng chủ yếu là các loài hươu nai trên cạn. Những địa điểm xây dựng đập thủy điện là những vùng đồng bằng ngập nước và các khu vực ven sông, được cho là môi trường sống quan trọng của cả 2 loài này - bởi chúng có nhiều con mồi.
Các loài “Đại miêu” bị đe dọa vì đập thủy điện ngày càng nhiều
Khi nơi sống thường ngày của chúng bị nước xâm lấn, bắt buộc cả con mồi và kẻ săn mồi phải di dời đến những khu vực xung quanh khô ráo hơn. Nếu hệ thực vật ở đây có thể hỗ trợ các loài động vật ăn cỏ thì cũng đồng nghĩa nó có thể duy trì sự tồn tại của hổ và báo đốm. Nhưng nếu ngược lại, những kẻ săn mồi bắt buộc phải đi xa hơn để tìm kiếm thức ăn, có thể sẽ gặp những kẻ săn động vật có thể giết hại chúng.
Môi trường sống hoang dã đang bị đe dọa, bởi những con đập thủy điện có thể tăng gấp 4 lần trên toàn bộ phạm vi hoạt động của báo đốm (khoảng 429 con) và hổ (41 con theo dự tính). Ngoài việc mất môi trường sống trực tiếp của báo và hổ, những công trình xây dựng mới này còn làm tăng sự xuất hiện của người dân sinh sống ở đó. Những con đường mới được xây dựng để di chuyển vào khu đập thủy điện, trở thành rào cản cho một số loài và gây ra những tai nạn chết chóc cho một số loại khác. Đường sá xuất hiện sẽ khuyến khích việc mở thêm các thị trấn làng mạc mới, làm chia cắt môi trường sống của động vật.

Những kế hoạch giảm nhẹ thiệt hại

Ở những khu vực có đập thủy điện, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể hạn chế sự ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật bằng cách kết hợp những môi trường xung quanh thành một khu bảo tồn động vật với các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, không nên tiếp tục xây mới các đập trong khu vực bảo tồn hay nơi có những loài đã di chuyển đến đó. Đáng buồn là hầu hết những con đập nằm trong quy hoạch ở châu Á đều nằm rải rác và khá dày đặc trong phạm vi môi trường sống của loài hổ.
Các loài “Đại miêu” bị đe dọa vì đập thủy điện ngày càng nhiều
Một cách khác để tránh giảm thiểu thiệt hại do xây dựng các nhà máy thủy điện mới là kiến tạo các sườn dốc bên ngoài các khu vực quan trọng để bảo tồn hổ và báo đốm. Phần diện tích ngập nước phục vụ cho sản xuất điện từ các nhà máy phần trên dốc sẽ nhỏ hơn so với các nhà máy ở phần thấp phía dưới, sẽ tránh được thiệt hại tổng thể cho môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên những đánh giá tác động sẽ cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề kéo theo, khách quan và chi tiết.
Phải công nhân những nguồn năng lượng thay thế cho năng lượng truyền thống là vô cùng quan trọng cho một tương lai bền vững, nhưng lợi ích của nó cần được cân bằng với cả chi phí để bảo tồn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn
Theconversation
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top