Hoàng Nam
Writer
Các phải sống trong trong một khoảng thời gian dài. Vậy bạn có từng tò mò, của họ có yêu cầu gì đặc biệt và chúng sẽ có vị thế nào? Nếu chưa thì cùng khám phá nhé!
Sơ đồ quỹ đạo Hohmann ước tính chuyến đi khứ hồi ngắn nhất từ Trái Đất đến sao Hỏa kéo dài khoảng 26 tháng. Như vậy các phi hành gia sẽ phải ở gần 3 năm trên tàu vũ trụ. Thức ăn cho họ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Có những quy định khắt khe với đồ ăn dành cho các phi hành gia bởi những này sẽ đồng hành cùng họ trong một khoảng thời gian khá dài. NASA cũng yêu cầu thức ăn cho phi hành gia phải có thời hạn sử dụng tối thiểu là 5 năm.
Để bạn hiểu rõ hơn, việc vận chuyển thực phẩm vào không gian vô cùng tốn kém. Chi phí cho khoảng 500gram hàng hóa đến không gian là 10.000 USD (hơn 240 triệu đồng), trong khi kho chứa trên tàu con thoi và đều có hạn.
Các phi hành gia sẽ phải ở trên tàu vũ trụ trong thời gian dài nên thức ăn cho họ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. (Ảnh: Pixabay)
Hơn nữa, thức ăn phải là loại an toàn để dùng trên tàu không gian, không được tạo ra những mảnh vụn bay khắp môi trường siêu trọng lực để tránh gây ảnh hưởng đến máy móc.
Có 4 quy định đặc biệt đối với thức ăn của các phi hành gia.
Thứ nhất, thực phẩm phải được xử lý để loại bỏ hết nước, dùng nhiệt để tiêu diệt các enzyme và vi khuẩn có hại. Đây cũng là cách để đồ ăn luôn tươi ngon. Trong đó, đông khô hoặc sấy khô là cách giữ cho đồ ăn không bị hỏng thường được dùng. Đông khô giúp kìm hãm quá trình phát triển của vi khuẩn đồng thời làm cho thức ăn nhẹ hơn nhiều. Phương pháp này còn giúp bảo quản chất dinh dưỡng và khi phi hành gia chỉ cần bổ sung nước cho đồ ăn là có thể sử dụng.
Các thực phẩm sẽ được đông lạnh ở nhiệt độ -400 độ C. Sau đó thực phẩm được cất trong khoang chân không, nơi nhiệt biến đá thành hơi nước. Khoang chứa này sẽ hút ra càng nhiều nước càng tốt.
Ngoài ra, thực phẩm còn được chiếu xạ để tiêu diệt vi khuẩn.
Thứ hai, thức ăn được đựng trong hộp dùng một lần. Những loại thức ăn như mỳ, gà, trứng, thịt bò phải đựng trong bao bì đặc biệt. Hộp thiếc dùng đựng đồ ăn nhẹ và hoa quả.
Thứ ba, khi lấy ra ăn, các phi hành gia cần dùng lò đối lưu không khí để nấu lại hoặc dùng nước nóng/lạnh cho các thực phẩm đã được làm khô. Cách làm này tương tự như cách ăn mì ăn liền.
Thứ tư, các loại gia vị như muối hay hạt tiêu chỉ được đóng gói dưới dạng lỏng.
Ban đầu, đồ ăn của các phi hành gia được cho vào ống giống như kem đánh răng và chúng có vị rất tệ. (Ảnh: Pixabay)
Với nhiều quy tắc khắt khe như vậy, liệu đồ ăn của các phi hành gia có vị gì đặc biệt không?
Ngoài ra, các phi hành gia cần ăn đủ 3 bữa một ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng phải đảm bảo đồ ăn của họ có đủ vitamin và chất khoáng. Lượng calo cũng phải chia theo từng cá nhân. Ví dụ, những phi hành gia nữ thì cần khoảng 1.900 calo một ngày, còn nam giới sẽ cần đến 3.200 calo.
Vậy làm sao để thức ăn vừa ngon miệng vừa không ảnh hưởng đến các thành viên của phi hành đoàn?
Theo chia sẻ của các phi hành gia Hoa Kỳ, nhiệm vụ đầu tiên của họ là Project Mercury (1958-1963). Thực phẩm đã được xay nhuyễn và đóng gói trong các ống giống như kem đánh răng, hoặc chúng được vận chuyển dưới dạng đồ sấy khô. Thế nhưng, loại đồ ăn dạng này tuy bổ dưỡng nhưng vị của chúng vô cùng khó ăn. Do mùi vị thức ăn quá dở nên các nhà du hành vũ trụ đều bị sụt cân nhanh chóng.
Năm 1965, NASA bắt đầu cải tiến thức ăn dành cho các phi hành gia. Họ đã chế tạo ra một hệ thống khử nước cho thực phẩm và biến mọi thứ thành một dạng lương khô. Đồ ăn được chuẩn bị cho các phi hành gia trong sứ mệnh Gemini bao gồm có trứng bác, tôm sốt cocktail, gà cà ri và bánh gạo nho khô. Đồ uống bao gồm cà phê, nước ép nho và sữa. Lúc này vị của các món ăn đã cải thiện nhiều, các chuyên gia đặc biệt thích món tôm sốt cocktail bởi hương vị mạnh mẽ, kích thích vị giác và tác dụng thần kì giúp... thông mũi ngay lập tức.
Sau đó, NASA bắt đầu cải tiến đồ ăn cho phi hành gia bằng cách biến mọi thứ thành dạng lương khô. (Ảnh: Pixabay)
Năm 1966, để thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt và các món ăn vặt, các phi hành gia tham gia sứ mệnh Gemini đã được tặng những chiếc bánh quy đường. Mỗi khối bánh đã được phủ thạch bên ngoài để tránh bị vỡ vụn. Mặc dù vậy, các phi hành gia vẫn thấy những chiếc bánh này khá nhạt nhẽo. Kết cấu thạch mềm ở ngoài, bánh cứng ở trong khi ăn cũng cho cảm giác khá kỳ cục.
Năm 1969, các phi hành gia trên tàu Apollo 11 đã ăn thịt bò và rau, thịt lợn với khoai tây chiên, thịt xông khói Canada và sốt táo được gói vào các bịch nilon. Lúc này đồ ăn đã có thể được làm nóng và xúc bằng thìa ngoài không gian nên hương vị của chúng cải thiện hơn nhiều so với các món trước đó.
Năm 1973, thời điểm này các trạm vũ trụ chưa có tủ lạnh để bảo quản. Các phi hành gia đã được thưởng thức một loại kem đông khô dành riêng cho họ. Gọi là kem nhưng thực chất đó chỉ là một hỗn hợp giả kem, không lạnh và có thể vỡ vụn ra như bánh. Theo chia sẻ của họ thì món kem này không hề ngon.
Món mì ramen không gian ra đời vào những năm 2000. (Ảnh: Pixabay)
Năm 1983, trong sứ mệnh Tàu con thoi thứ 9 vào năm 1983, các phi hành gia đã được phục vụ các khay đồ ăn với cơm thập cẩm, thịt viên, nước sốt thịt nướng, đậu Italia và bánh pudding sô cô la ổn nhiệt. Lúc này mùi vị của các món ăn đã được cải thiện rất nhiều bởi các phi hành gia đã có thêm một tủ đựng thực phẩm tươi sống, thường dùng để dự trữ các loại trái câu và rau quả như táo, chuối, cà rốt và cần tây. Họ cũng có gia vị như muối và tiêu để thêm vào các bữa ăn trong không gian.
Kể từ năm 2003, các nhà du hành vũ trụ có thể mang vào không gian những món ăn truyền thống của đất nước mình. Một số món ăn của phi hành gia Trung Quốc như thịt lợn xé nhỏ sốt tỏi, thịt viên, gà Kung Pao, thịt bò tiêu đen, bắp cải muối và thịt lợn băm, cùng nhiều món khác tráng miệng như táo, kem. Phi hành đoàn của Nhật thì mang theo sushi, ramen… Trong khi đó, người Nga lại có món Borsch (súp củ cải đỏ) và món ga-ru, sữa đông và các loại hạt. Và đương nhiên, do được ăn các món truyền thống của quốc gia nên các phi hành gia tỏ ra rất thích thú với những đồ ăn này.
Ngày nay, thực đơn của các phi hành gia lên tới hơn 200 loại thực phẩm và đồ uống, cho phép các phi hành gia tự chọn lựa bữa ăn. Những đồ ăn này thậm chí còn để được ở nhiệt độ thường có thể ăn được trên tàu vũ trụ, ví dụ như mì ống, trái cây và các thức ăn phổ biến khác ở dưới mặt đất.
Quy định khắt khe với đồ ăn của các phi hành gia
Theo The Next Web, thời gian bay từ đến khoảng 7-9 tháng, chưa kể đoạn đường quay về và sự chênh lệch quỹ đạo giữa hai nơi.Sơ đồ quỹ đạo Hohmann ước tính chuyến đi khứ hồi ngắn nhất từ Trái Đất đến sao Hỏa kéo dài khoảng 26 tháng. Như vậy các phi hành gia sẽ phải ở gần 3 năm trên tàu vũ trụ. Thức ăn cho họ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Có những quy định khắt khe với đồ ăn dành cho các phi hành gia bởi những này sẽ đồng hành cùng họ trong một khoảng thời gian khá dài. NASA cũng yêu cầu thức ăn cho phi hành gia phải có thời hạn sử dụng tối thiểu là 5 năm.
Để bạn hiểu rõ hơn, việc vận chuyển thực phẩm vào không gian vô cùng tốn kém. Chi phí cho khoảng 500gram hàng hóa đến không gian là 10.000 USD (hơn 240 triệu đồng), trong khi kho chứa trên tàu con thoi và đều có hạn.
Hơn nữa, thức ăn phải là loại an toàn để dùng trên tàu không gian, không được tạo ra những mảnh vụn bay khắp môi trường siêu trọng lực để tránh gây ảnh hưởng đến máy móc.
Có 4 quy định đặc biệt đối với thức ăn của các phi hành gia.
Thứ nhất, thực phẩm phải được xử lý để loại bỏ hết nước, dùng nhiệt để tiêu diệt các enzyme và vi khuẩn có hại. Đây cũng là cách để đồ ăn luôn tươi ngon. Trong đó, đông khô hoặc sấy khô là cách giữ cho đồ ăn không bị hỏng thường được dùng. Đông khô giúp kìm hãm quá trình phát triển của vi khuẩn đồng thời làm cho thức ăn nhẹ hơn nhiều. Phương pháp này còn giúp bảo quản chất dinh dưỡng và khi phi hành gia chỉ cần bổ sung nước cho đồ ăn là có thể sử dụng.
Các thực phẩm sẽ được đông lạnh ở nhiệt độ -400 độ C. Sau đó thực phẩm được cất trong khoang chân không, nơi nhiệt biến đá thành hơi nước. Khoang chứa này sẽ hút ra càng nhiều nước càng tốt.
Ngoài ra, thực phẩm còn được chiếu xạ để tiêu diệt vi khuẩn.
Thứ hai, thức ăn được đựng trong hộp dùng một lần. Những loại thức ăn như mỳ, gà, trứng, thịt bò phải đựng trong bao bì đặc biệt. Hộp thiếc dùng đựng đồ ăn nhẹ và hoa quả.
Thứ ba, khi lấy ra ăn, các phi hành gia cần dùng lò đối lưu không khí để nấu lại hoặc dùng nước nóng/lạnh cho các thực phẩm đã được làm khô. Cách làm này tương tự như cách ăn mì ăn liền.
Thứ tư, các loại gia vị như muối hay hạt tiêu chỉ được đóng gói dưới dạng lỏng.
Với nhiều quy tắc khắt khe như vậy, liệu đồ ăn của các phi hành gia có vị gì đặc biệt không?
Đồ ăn của phi hành gia có mùi vị thế nào?
Một trong những tác động của môi trường vi trọng lực là sự giảm vị giác. Các chất trong cơ thể không thể đi đúng hướng, khiến xoang bị tắc nghẽn liên tục, khiến lúc nào các phi hành gia cũng phải ăn uống trong trạng thái nghẹt mũi. Sự khó chịu này ảnh hưởng đến vị giác của các phi hành gia vì vậy họ cần những đồ ăn có hương vị nồng và đặc biệt để kích thích cảm giác thèm ăn.Ngoài ra, các phi hành gia cần ăn đủ 3 bữa một ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng phải đảm bảo đồ ăn của họ có đủ vitamin và chất khoáng. Lượng calo cũng phải chia theo từng cá nhân. Ví dụ, những phi hành gia nữ thì cần khoảng 1.900 calo một ngày, còn nam giới sẽ cần đến 3.200 calo.
Vậy làm sao để thức ăn vừa ngon miệng vừa không ảnh hưởng đến các thành viên của phi hành đoàn?
Theo chia sẻ của các phi hành gia Hoa Kỳ, nhiệm vụ đầu tiên của họ là Project Mercury (1958-1963). Thực phẩm đã được xay nhuyễn và đóng gói trong các ống giống như kem đánh răng, hoặc chúng được vận chuyển dưới dạng đồ sấy khô. Thế nhưng, loại đồ ăn dạng này tuy bổ dưỡng nhưng vị của chúng vô cùng khó ăn. Do mùi vị thức ăn quá dở nên các nhà du hành vũ trụ đều bị sụt cân nhanh chóng.
Năm 1965, NASA bắt đầu cải tiến thức ăn dành cho các phi hành gia. Họ đã chế tạo ra một hệ thống khử nước cho thực phẩm và biến mọi thứ thành một dạng lương khô. Đồ ăn được chuẩn bị cho các phi hành gia trong sứ mệnh Gemini bao gồm có trứng bác, tôm sốt cocktail, gà cà ri và bánh gạo nho khô. Đồ uống bao gồm cà phê, nước ép nho và sữa. Lúc này vị của các món ăn đã cải thiện nhiều, các chuyên gia đặc biệt thích món tôm sốt cocktail bởi hương vị mạnh mẽ, kích thích vị giác và tác dụng thần kì giúp... thông mũi ngay lập tức.
Năm 1966, để thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt và các món ăn vặt, các phi hành gia tham gia sứ mệnh Gemini đã được tặng những chiếc bánh quy đường. Mỗi khối bánh đã được phủ thạch bên ngoài để tránh bị vỡ vụn. Mặc dù vậy, các phi hành gia vẫn thấy những chiếc bánh này khá nhạt nhẽo. Kết cấu thạch mềm ở ngoài, bánh cứng ở trong khi ăn cũng cho cảm giác khá kỳ cục.
Năm 1969, các phi hành gia trên tàu Apollo 11 đã ăn thịt bò và rau, thịt lợn với khoai tây chiên, thịt xông khói Canada và sốt táo được gói vào các bịch nilon. Lúc này đồ ăn đã có thể được làm nóng và xúc bằng thìa ngoài không gian nên hương vị của chúng cải thiện hơn nhiều so với các món trước đó.
Năm 1973, thời điểm này các trạm vũ trụ chưa có tủ lạnh để bảo quản. Các phi hành gia đã được thưởng thức một loại kem đông khô dành riêng cho họ. Gọi là kem nhưng thực chất đó chỉ là một hỗn hợp giả kem, không lạnh và có thể vỡ vụn ra như bánh. Theo chia sẻ của họ thì món kem này không hề ngon.
Năm 1983, trong sứ mệnh Tàu con thoi thứ 9 vào năm 1983, các phi hành gia đã được phục vụ các khay đồ ăn với cơm thập cẩm, thịt viên, nước sốt thịt nướng, đậu Italia và bánh pudding sô cô la ổn nhiệt. Lúc này mùi vị của các món ăn đã được cải thiện rất nhiều bởi các phi hành gia đã có thêm một tủ đựng thực phẩm tươi sống, thường dùng để dự trữ các loại trái câu và rau quả như táo, chuối, cà rốt và cần tây. Họ cũng có gia vị như muối và tiêu để thêm vào các bữa ăn trong không gian.
Kể từ năm 2003, các nhà du hành vũ trụ có thể mang vào không gian những món ăn truyền thống của đất nước mình. Một số món ăn của phi hành gia Trung Quốc như thịt lợn xé nhỏ sốt tỏi, thịt viên, gà Kung Pao, thịt bò tiêu đen, bắp cải muối và thịt lợn băm, cùng nhiều món khác tráng miệng như táo, kem. Phi hành đoàn của Nhật thì mang theo sushi, ramen… Trong khi đó, người Nga lại có món Borsch (súp củ cải đỏ) và món ga-ru, sữa đông và các loại hạt. Và đương nhiên, do được ăn các món truyền thống của quốc gia nên các phi hành gia tỏ ra rất thích thú với những đồ ăn này.
Ngày nay, thực đơn của các phi hành gia lên tới hơn 200 loại thực phẩm và đồ uống, cho phép các phi hành gia tự chọn lựa bữa ăn. Những đồ ăn này thậm chí còn để được ở nhiệt độ thường có thể ăn được trên tàu vũ trụ, ví dụ như mì ống, trái cây và các thức ăn phổ biến khác ở dưới mặt đất.