Các thương hiệu xa xỉ đang "nhăm nhe" chấp nhận thanh toán bằng tiền số

Thế Việt
Thế Việt
Phản hồi: 0
Việc giá Bitcoin tăng cao đang thúc đẩy các thương hiệu xa xỉ như Gucci, S.T. Dupont và Printemps chấp nhận thanh toán bằng tiền số nhằm tiếp cận nhóm khách hàng trẻ và giàu có trong giới công nghệ.

Tiền số ngày càng được chấp nhận rộng rãi


Kể từ năm 2022, Gucci đã cho phép khách hàng tại Mỹ thanh toán bằng 10 loại tiền số cho hầu hết các sản phẩm. Nhiều thương hiệu cao cấp khác như Hublet và Tag Heuer cũng bắt đầu thử nghiệm thanh toán bằng loại hình này.


thuong-hieu-thoi-trang-gucci-chuan-bi-cho-khach-hang-thanh-toan-bang-bitcoin-0686704a7ead4474b...jpg

Gần đây, chuỗi trung tâm thương mại xa xỉ Printemps tại Pháp đã hợp tác với Binance – sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới – và công ty fintech Lyzi để trở thành trung tâm thương mại đầu tiên ở châu Âu chấp nhận Bitcoin và Ethereum. Printemps cho biết họ đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ này tới New York (Mỹ).

Tương tự, S.T. Dupont – thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm bật lửa và bút cao cấp – dự định triển khai thanh toán bằng tiền số tại hai cửa hàng ở Paris trước kỳ nghỉ lễ. Trong lĩnh vực du thuyền, Virgin Voyages đã tung ra dịch vụ cho phép thanh toán bằng Bitcoin, bao gồm gói trải nghiệm trị giá 120.000 USD trên du thuyền trong một năm.

Động lực từ giá Bitcoin tăng cao


Các thương hiệu cao cấp đang tìm cách tận dụng đà tăng giá mạnh của Bitcoin, khi có thời điểm giá đồng tiền này chạm mốc 106.500 USD. "Chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi, mối quan tâm ngày càng tăng," ông David Princay – Giám đốc Binance tại Pháp – chia sẻ với Reuters. Binance hiện đang thảo luận với nhiều thương hiệu xa xỉ khác để triển khai phương thức thanh toán này.

Mặc dù vậy, tiền số vẫn bị đánh giá là tài sản có độ rủi ro cao do biến động giá lớn và ứng dụng thực tế còn hạn chế. Đây là một thách thức đối với việc sử dụng tiền số như một công cụ thanh toán hiệu quả.

d49189b9-0000-4325-9d4c-0256e8b1fa49_png_75.jpg

Chiến lược tiếp cận nhóm khách hàng mới


Các thương hiệu xa xỉ từ lâu đã nhắm đến nhóm khách hàng giàu có trong giới công nghệ. Nhiều hãng đã mở cửa hàng tại Thung lũng Silicon và tung ra các sản phẩm hợp tác với các công ty công nghệ lớn. Hermes từng sản xuất dây da cho Apple Watch, trong khi Balenciaga ra mắt bao da đựng ổ cứng lưu trữ tiền số với giá 350 euro (368 USD).

Việc chấp nhận thanh toán bằng tiền số còn mang ý nghĩa xây dựng hình ảnh thương hiệu hiện đại. Theo Andrew O’Neill – chuyên gia tài sản số tại S&P Global Ratings – đây là cách để các thương hiệu xa xỉ thoát khỏi hình ảnh "cổ điển, chỉ dành cho người già".

vang-1651978004354776840834-0-109-630-1117-crop-16519780849822041716309_jpg_75.jpg

Chiến lược "thử nghiệm và học hỏi"


Gregory Boutte, Giám đốc khách hàng tại tập đoàn Kering, cho biết họ đang áp dụng phương pháp "thử nghiệm và học hỏi" để kiểm tra hiệu quả của tiền số trong việc tiếp cận khách hàng trẻ và người tiêu dùng châu Á.

Tuy nhiên, thanh toán bằng tiền số chủ yếu mang tính biểu tượng. Các thương hiệu thường quy đổi tiền số sang euro hoặc USD ngay sau giao dịch để tránh rủi ro biến động giá. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư tiền số, việc mua sắm hàng xa xỉ lại là một cách để đa dạng hóa danh mục tài sản.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top