Cách chống nồm không tốn tiền, dễ thực hiện

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Những ngày nồm này, nhiều gia đình mắc một sai lầm lớn khi chống nồm: đó là bật quạt, các thể loại quạt, nhưng chỉ làm cho tình trạng tồi tệ thêm. Dưới đây là các cách chống nồm theo tài liệu Hội thảo Khoa học toàn quốc Bệnh nhiệt đới của công trình kiến trúc, công nghệ và giải pháp, 12/2006 mà ai cũng có thể chọn áp dụng, lại không tốn kém.
Cách chống nồm không tốn tiền, dễ thực hiện
Giải pháp thụ động: Đối với các công trình đã xây dựng và đang sử dụng mà bị “nồm” thì các giải pháp hạn chế “nồm” là: - Khi xảy ra “nồm” cần hạn chế không khí ẩm và ẩm lùa vào nhà bằng cách đóng kín cửa; - Chạy máy hút ẩm cơ học hoặc máy điều hoà không khí nếu có; - Thường xuyên lau khô nền nhà. Giải pháp tích cực: Cần phải thiết kế nền nhà chống nồm. Nguyên lý thiết kế nền nhà chống nồm: - Lớp mặt nền phải được cấu tạo từ vật liệu mỏng và cứng, chịu được lực va đập và lực mài mòn, nhưng có hệ số dẫn nhiệt cao và độ quán tính nhiệt lớn; - Bên dưới lớp này phải có lớp cách nhiệt với hệ số dẫn nhiệt càng thấp càng tốt; - Trên và dưới lớp cách nhiệt nên bố trí lớp chống thấm nước; - Dưới cùng là lớp chịu lực bằng bê tông, bê tông gạch vỡ hoặc gạch xây trên nền đất nện chặt. Như vậy khi trời lạnh kéo dài, nhiệt độ nền nói chung đã xuống thấp mà tiếp theo có gió nồm ấm và ẩm tràn về thì lớp mặt nền trên cùng sẽ dễ dàng tăng nhiệt độ theo nhiệt độ không khí, còn nhiệt độ thấp của lớp đất bên dưới không cản trở việc tăng nhiệt độ của lớp măt nền nhờ có cách nhiệt; hơi ẩm từ trên nền đất bên dưới cũng không thẩm thấu lên bề mặt nền nhờ có lớp chống thấm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top