Mặc dù đã đánh mất vị thế hãng Android lớn nhất thế giới sau khi bị chính quyền Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, Huawei vẫn tìm cách duy trì mảng kinh doanh di động của mình. Mới đây, hãng giới thiệu phiên bản mới của HarmonyOS 4 và 1 trợ lý AI tiên tiến. Họ đang tìm cách trở lại thị trường dù vẫn gặp khó trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên công nghệ cao như phần mềm, chip tiên tiến, 5G,...
Giám đốc điều hành của nhóm kinh doanh giải pháp ô tô thông minh và kinh doanh tiêu dùng của Huawei cho biết: “Điện thoại flagship của Huawei đang trở lại”. Rõ ràng họ sẽ không từ bỏ cả khi bị Mỹ kiềm chế. Một số kết quả đã đạt được nhờ những nỗ lực đó. Tại Trung Quốc, Huawei cố gắng lấy lại thị phần.
Trong quý 2 năm nay, công ty đã chiếm được 13% thị phần. Số lô hàng đạt tăng trưởng 76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn ở thị trường nước ngoài, họ có kế hoạch trở lại vào cuối năm nay sau khi đảm bảo được nguồn cung chip 5G từ trong nước. Đây là 1 trong những lí do quan trọng khiến họ bị mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nhận xét về chiến lược của hãng Trung Quốc, nhà phân tích từ IDC cho biết: “Việc Huawei tập trung vào phân khúc cao cấp hoàn toàn hợp lý. Nó có tốc độ phục hồi tốt hơn khi thị trường ảm đạm. Đồng thời, giúp duy trì và củng cố thương hiệu cao cấp của Huawei ở quê nhà khi mà những hãng đồng hương vẫn còn đang phải phấn đấu. Các sản phẩm cao cấp cũng có khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.”
Phiên bản mới của trợ lý AI Celia sẽ cung cấp nhiều tính năng cao cấp dựa trên mô hình đào tạo AI Pangu của Huawei. Xuôi theo cơn sốt AI do ChatGPT khơi mào, công ty Trung Quốc cũng không hề tỏ ra kém cạnh. Mỗi tháng, có hơn 200 triệu người dùng tương tác với Celdia, Huawei tuyên bố.
Giám đốc Jia Yongli cho biết, người dùng có thể tương tác với Celia không chỉ bằng giọng nói mà còn cả văn bản, hình ảnh, tài liệu,... Nếu không nói chuyện, bạn cũng có thể nhập liệu văn bản để bối cảnh trở nên tự nhiên hơn. Nó có nhiều chức năng như dịch thuật, viết mail, tóm tắt, văn phòng,...
>>> Huawei mua sắm linh kiện như thế nào khi bị Mỹ cấm vận.
Phục hồi từ trừng phạt
Do bị Mỹ cắt đứt khỏi các dịch vụ của Google và chip Qualcomm, các công cụ chế tạo có công nghệ từ Mỹ, Huawei đã bị tàn phá nghiêm trọng hoạt động kinh doanh smartphone. Cho đến nay, công ty Trung Quốc vẫn tìm cách phục hồi sức mạnh và nuôi tham vọng cạnh tranh ở phân khúc cao cấp với Apple.Giám đốc điều hành của nhóm kinh doanh giải pháp ô tô thông minh và kinh doanh tiêu dùng của Huawei cho biết: “Điện thoại flagship của Huawei đang trở lại”. Rõ ràng họ sẽ không từ bỏ cả khi bị Mỹ kiềm chế. Một số kết quả đã đạt được nhờ những nỗ lực đó. Tại Trung Quốc, Huawei cố gắng lấy lại thị phần.
Trong quý 2 năm nay, công ty đã chiếm được 13% thị phần. Số lô hàng đạt tăng trưởng 76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thách thức Apple
Không chỉ tìm cách trở lại, Huawei vẫn tiếp tục cạnh tranh với Apple trên phân khúc cao cấp. Tại quê nhà, ở phân khúc cao cấp trên 600 USD, Huawei đã đứng thứ 2 với 18,4% chỉ sau Apple. Đây được cho là nước đi phù hợp bởi người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng chi trả nhiều hơn cho điện thoại thông minh.Còn ở thị trường nước ngoài, họ có kế hoạch trở lại vào cuối năm nay sau khi đảm bảo được nguồn cung chip 5G từ trong nước. Đây là 1 trong những lí do quan trọng khiến họ bị mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nhận xét về chiến lược của hãng Trung Quốc, nhà phân tích từ IDC cho biết: “Việc Huawei tập trung vào phân khúc cao cấp hoàn toàn hợp lý. Nó có tốc độ phục hồi tốt hơn khi thị trường ảm đạm. Đồng thời, giúp duy trì và củng cố thương hiệu cao cấp của Huawei ở quê nhà khi mà những hãng đồng hương vẫn còn đang phải phấn đấu. Các sản phẩm cao cấp cũng có khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.”
Thúc đẩy phần mềm
Huawei đặt mục tiêu phát triển và mở rộng hệ điều hành HarmonyOS. Họ thiết kế nó chạy trên được nhiều thiết bị từ smartphone, tablet tới TV,... Nó hiện đang chạy trên 700 triệu phần cứng, trải dài nhiều chủng loại. Họ hướng đến mô hình kiểm soát được cả phần mềm lẫn phần cứng như Apple.Phiên bản mới của trợ lý AI Celia sẽ cung cấp nhiều tính năng cao cấp dựa trên mô hình đào tạo AI Pangu của Huawei. Xuôi theo cơn sốt AI do ChatGPT khơi mào, công ty Trung Quốc cũng không hề tỏ ra kém cạnh. Mỗi tháng, có hơn 200 triệu người dùng tương tác với Celdia, Huawei tuyên bố.
Giám đốc Jia Yongli cho biết, người dùng có thể tương tác với Celia không chỉ bằng giọng nói mà còn cả văn bản, hình ảnh, tài liệu,... Nếu không nói chuyện, bạn cũng có thể nhập liệu văn bản để bối cảnh trở nên tự nhiên hơn. Nó có nhiều chức năng như dịch thuật, viết mail, tóm tắt, văn phòng,...
>>> Huawei mua sắm linh kiện như thế nào khi bị Mỹ cấm vận.