Cách đối đãi với kẻ phản bội mình đã cho thấy Tào Tháo là chính trị gia lỗi lạc như thế nào

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Trong Tam Quốc, Tào Tháo được đánh giá là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, đồng thời là nhà quân sự có tài. Sử gia Trần Thọ, tác giả của Tam Quốc chí từng đánh giá về Tào Tháo là người "chọn dùng người hiền tùy vào tài năng, quyền biến ngang dọc, không hiềm thù cũ, rút cuộc nắm giữ mệnh vua, làm nên nghiệp lớn…".
Trong thời kỳ thiên hạ đại loạn, Tào Tháo vươn lên trở thành một trong ba vị quân chủ của ba tập đoàn chính trị mạnh nhất lúc bấy giờ là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Ông chính là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở phương Bắc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Lúc sinh thời, Tào Tháo nổi tiếng đa nghi và từng có câu nói nổi tiếng: "Thà ta phụ thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta". Theo vị quân chủ này, bất cứ ai ở bên cạnh đều có thể quay lưng phản bội ông. Do đó, Tào Tháo có triết lý sống trên để bản thân ông không bị rơi vào tình cảnh bị phản bội.
Câu nói nổi tiếng của Tào Tháo còn có một ý nghĩa khác, bởi từ "phụ" có thể hiểu là gánh vác hay đảm nhiệm. Từ đó, câu nói trên có thể hiểu là bản thân thà gánh vác cả thiên hạ, cho mọi người trong khắp thiên hạ, chứ không để người khác phải gánh vác cho ta. Trên thực tế, Tào Tháo tuy có mưu đồ và tham vọng quyền lực to lớn, nhưng chính ông là người có công giúp chấm dứt thời kỳ loạn lạc ở phương Bắc để người dân có thể sống yên ổn.
Có thể nói, trong mắt Tào Tháo, ông ghét nhất là những kẻ dám phản bội mình. Tuy nhiên, Tào Tháo từng có một lần ngoại lệ khi hậu đãi kẻ phản bội mình. Đó là ai?
Người này chính là Trần Cung.

Cách đối đãi với kẻ phản bội mình đã cho thấy Tào Tháo là chính trị gia lỗi lạc như thế nào
Trần Cung (? - 199), tự Công Đài, là một mưu sĩ vào cuối thời Đông Hán và đầu thời Tam Quốc. Trần Cung là người Đông Quận, thuộc Duyện châu, nay là phía nam huyện Tân, tỉnh Sơn Đông. Theo sách Điển lược mô tả, Trần Cung là người tráng liệt cứng cỏi.
Khi còn trẻ, ông là người có danh tiếng và được nhiều kẻ sĩ nổi danh trong thiên hạ đến kết giao. Đến khi thiên hạ đại loạn, Trần Cung ban đầu đi theo Tào Tháo vào khoảng năm 190. Ở dưới trướng của Tào Tháo, công lao lớn nhất của Trần Cung chính là giúp vị quân chủ này lấy được Duyện Châu. Đây được đánh giá là một bước đi chiến lược, góp phần gia tăng quyền lực cho Tào Tháo về sau.
Đến năm 194, sau khi chứng kiến Tào Tháo tàn sát nhiều người dân vô tội ở Từ Châu vì cái chết của cha mình là Tào Tung, nên Trần Cung tỏ ra thất vọng và quyết định từ bỏ việc phò tá họ Tào.
Theo đó, gặp lúc Lã Bố chạy từ chỗ Viên Thiệu đến Duyện Châu, Trần Cung khuyên Trương Mạc nên phò tá Lã Bố. Mặt khác, khi Tào Tháo sai Trần Cung đem binh lính đóng đồn ở Đông Quận, vị mưu sĩ này đã dẫn quân sang phía đông để đón Lã Bố về và tôn làm Duyện Châu mục, chiếm huyện Bộc Dương. Các quận huyện đều hưởng ứng, riêng có các huyện như Nhân Thành, Đông A và Phạm Huyện là cố thủ giúp Tào Tháo.
Tuy nhiên, sau một thời gian giao tranh, Lã Bố bị Tào Tháo đánh bật ra khỏi Duyện Châu và phải chạy sang Hạ Bì, thủ phủ của Từ Châu để nương nhờ Lưu Bị.

Cách đối đãi với kẻ phản bội mình đã cho thấy Tào Tháo là chính trị gia lỗi lạc như thế nào
Đến năm 195, Lã Bố đánh úp, chiếm lấy Hạ Bì, trở thành người cai quản của Từ châu và buộc Lưu Bị sang Tiểu Bái.
Mặc dù Trần Cung nhiều lần bày kế hay nhưng Lã Bố lại thường không nghe theo kế của ông. Điều này dẫn tới kết cục đại bại của Lã Bố về sau. Cụ thể, cuối năm 198, Tào Tháo dẫn đại quân giúp Lưu Bị tiến đánh Từ Châu. Khi quân Tào đến vây áp Hạ Bì, Trần Cung đã khuyên Lã Bố rằng nên đem quân bộ kỵ ra đóng đồn nhằm gây thanh thế ở ngoài, còn ông thì dẫn quân còn lại đóng giữ ở trong. Vì có trang bị cả mặt ngoài và trong nên theo cách này, không quá một tuần thì lương thực của quân Tào sẽ hết và phía Lã Bố sẽ đánh phá được.
Đáng tiếc, Lã Bố nghe theo lời gièm pha của vợ nên ông lại không nghe theo Trần Cung. Kết quả, đến năm 199, sau khi mấy tháng vây hãm, Tào Tháo theo kế của Quách Gia, sai người khơi sông Nghi Thủy và Tứ Thủy là ngập lụt thành Hạ Bì. Trước tình hình nguy cấp, các thuộc tướng của Lã Bố bắt đầu nản lòng và nảy sinh chia rẽ. Lã Bố chạy lên lâu Bạch Môn và cuối cùng bị quân Tào vây hãm, buộc phải đầu hàng và khoanh tay chịu trói. Sau cùng, Tào Tháo ra lệnh xử tử Lã Bố.
Các thuộc hạ dưới quyền Lã Bố là Trần Cung, Cao Thuận đều bị xử chém vì không chịu hàng Tào.
Trước khi bị xử chém, Trần Cung đã có cuộc hội ngộ với Tào Tháo. Đối mặt với người bạn cũ, mưu sĩ từng được ông tin tưởng, Tào Tháo vẫn muốn cho Trần Cung một con đường sống với hy vọng người này sẽ đầu hàng. Không ngờ Trần Cung không chịu đầu hàng mà còn khiến Tào Tháo nổi giận.
Ban đầu, khi Tào Tháo hỏi việc hôm nay phải làm thế nào, Trần Cung đáp: "Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, tự biết phải chết".
Tào Tháo lại tiếp tục hỏi: "Nếu ông chết rồi, mẹ ông phải làm thế nào?".

Cách đối đãi với kẻ phản bội mình đã cho thấy Tào Tháo là chính trị gia lỗi lạc như thế nào
Trần Cung đáp rằng: "Tôi nghe nói người dùng đạo hiếu để thống trị thiên hạ thì sẽ không giết người thân của người khác. Mẹ già ta còn hay mất là phụ thuộc ở minh công".
Tào Tháo lại hỏi về vợ con, Trần Cung đáp: "Nghe nói người dùng lòng nhân để cai quản bốn cõi thì không dứt người nối dõi của người khác. Vợ con còn hay mất cũng do ở minh công vậy".
Sau khi nói xong, Trần Cung tỏ ý sẵn sàng chịu chết. Ông đi ra pháp trường và không dừng lại. Những câu nói của Trần Cung khiến Tào Tháo cảm động. Tào Tháo khóc và nuối tiếc khi Trần Cung nguyện chọn cái chết. Sau khi Trần Cung chết, Tào Tháo làm việc kỳ lạ là hậu đãi với người nhà của vị mưu sĩ từng phản bội mình. Cụ thể, ông đưa gia quyến của Trần Cung trở về Hứa Xương, đồng thời sai người nuôi mẹ của ông đến hết đời. Mặt khác, Tào Tháo còn gả con gái của Trần Cung cho một gia đình tốt.
Sở dĩ Tào Tháo làm những việc kỳ lạ với người nhà của Trần Cung, bởi vì vị mưu sĩ này đã đánh trúng vào việc gây dựng thanh thế và mối giao tình của hai người. Có thể thấy rằng, trong đoạn hội thoại giữa hai người, Trần Cung cố tình sử dụng những từ ngữ hoa mỹ dễ nghe để đánh trúng vào việc Tào Tháo muốn gây dựng thanh thế nhằm được lòng người trong thiên hạ.
Mặt khác, trước khi chết, Trần Cung muốn đặt cược vào tình cảm của Tào Tháo dành cho ông trong những ngày đầu lập nghiệp. Rõ ràng, Trần Cung biết mình phải chết nhưng chí ít ông cũng từng là công thần của Tào Tháo. Do đó, ngay cả khi bị xử chết, Tào Tháo cũng không đến mức hạ sát toàn bộ người nhà của vị mưu sĩ này.
Kết quả, đúng như dự đoán của Trần cung, Tào Tháo quả thực đã tha chết cho người thân của ông, đồng thời hậu đãi họ rất nhiều. Đây quả thực là một việc hiếm thấy trong thời kỳ lịch sử nhiều biến động như Tam Quốc.


>>> CÓ THẬT RỒNG VÀNG HAI LẦN XUẤT HIỆN TẠI QUÊ HƯƠNG TÀO THÁO?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top