VNR Content
Pearl
Sony đang dẫn đầu thị trường camera mirrorless, khiến cho Canon và Nikon “thở không ra hơi” khi phải đuổi theo hệ máy mirrorless của họ. Trước đây, Canon và Nikon được coi là 2 ông lớn kiểm soát ngành camera, còn Sony chỉ như 1 công ty không có trình độ chuyên môn. Sự áp đảo của Canon và Nikon đến từ vị thế hàng chục năm trong ngành, hệ máy và hệ lens “vững như bàn thạch” cùng sự tín nhiệm cả cộng đồng.
Song, ngày nay mọi chuyện đã thay đổi 180 độ. Sony giờ như mặt trời giữa trưa với hệ sinh thái Alpha cực mạnh. Mặc dù Canon vẫn là hãng máy ảnh lớn nhất, nhưng ở phân khúc mirrorless hay cảm biến full-frame, họ đã bị đánh bại bởi đối thủ tưởng như chẳng có mấy kinh nghiệm về máy ảnh. Còn Nikon đã không còn khả năng chạy đua với Sony nữa và đang phải tái cơ cấu, bước vào giai đoạn chuyển giao công nghệ từ DSLR sang mirrorless đầy khó khăn.
Ông Shigeki Ishizuka từng làm việc cho Sony
Ông Shigeki Ishizuka từng tham gia phát triển máy ảnh cho Sony đã trả lời phỏng vấn với Nikkei, cho biết 1 phần trong chiến lược ban đầu của hãng là tung hỏa mù. Sony tìm cách để những đối thủ đang làm chủ công nghệ DSLR tin rằng việc phát triển mirrorless không gây nguy hiểm, công nghệ này không thể đe dọa DSLR. Nhờ vậy họ có thể tự do xây dựng lực lượng.
Tại thời điểm đó, Canon và Nikon đã quá vững vàng với hệ sinh thái DSLR phổ biến đến từng ngõ ngách trên thế giới. Sony rất khó tạo ra được cú huých nào sau khi thâu tóm bộ phận máy ảnh của Konica Minolta năm 2006. Dòng NEX chưa đủ đáp ứng yêu cầu của các chuyên gia khắt khe về chất lượng và độ bền bỉ. Sony quyết định phải triển khai 1 chiến lược đặc biệt hòng “đánh úp” 2 lão đại.
Sony đã "đánh lừa" được 2 ông lớn Canon và Nikon
Chiếc Alpha 7 là máy ảnh mirrorless đầu tiên của Sony và nó chưa hoàn thiện ở khả năng AF. “Lúc đó, chúng tôi vẫn thiếu sức mạnh thương hiệu trong ngành nhiếp ảnh. Bản thân sản phẩm cũng không đủ tốt, ảnh chụp thì ổn nhưng AF vẫn còn chậm. Chụp phong cảnh và tĩnh vật thì ổn nhưng vật thể chuyển động thì rất khó. Ngoài ra, dải ống kính để thay cũng khá hạn chế” - Ishizua nói.
Họ thừa biết 1 sản phẩm như này không thể cạnh tranh với những flagship DSLR trên thị trường. Hệ ống kính thiếu hụt cũng khiến nó khó cạnh tranh lại các đối thủ vốn đã có dàn lens chất lượng được khẳng định qua nhiều năm. Song, tất cả đều đã nằm trong kế hoạch. Những điểm yếu đó chỉ là vẻ ngoài mà Sony cố tình lộ ra cho Canon và Nikon thấy.
Trong Tam Thập Lục kế, đây chính là “giả si bất điên”, tức giả bộ ngu ngốc để kẻ địch chủ quan, lơ là phòng bị. Trong khi bản thân ngấm ngầm lên kế hoạch phản đòn bất ngờ khiến chúng không kịp trở tay.
Sony bày mưu tính kế để các đối thủ chủ quan, lơ là cảnh giác
“Tôi muốn đối thủ chủ quan cho rằng Sony còn cả 1 chặng đường dài để cải thiện phía trước” - ông bổ sung. Bằng cách “nằm gai nếm mật” và tung hỏa mù như vậy, công ty thực sự khiến các hãng hàng đầu thị trường không phản ứng trước mirrorless. Vì họ đều mù quáng nghĩ rằng nó không phải mối đe dọa với công việc kinh doanh. Cho đến khi họ nhận ra xu hướng thị trường đã thay đổi, đã quá muộn để cứu vãn.
Nếu Canon và Nikon xác định mirrorless là chiến trường quyết định tương lai, Sony sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi bản thân vốn đã ở thế yếu. Những năm đầu chính là quãng thời gian sản phẩm máy ảnh của công ty dễ bị triệt hạ nhất. Chỉ có dùng “khổ nhục kế” để đối thủ lơ là phòng bị, Sony mới đủ thời gian phát triển.
Do vậy, việc tự hạn chế đặc điểm của sản phẩm, không bao giờ khoe mẽ rằng bản thân có thể vượt qua các ông lớn, không quá phô trương các khía cạnh mà mirrorless có thể đe dọa DSLR, đã giúp Sony qua mặt 2 lão đại trước khi họ kịp nhận ra chuyện gì đang xảy ra. Đây quả là 1 chiến lược công phu hòng cạnh tranh trên thị trường máy ảnh.
“Tôi luôn muốn cả giới chuyên gia lẫn nhóm nghiệp dư đều tin rằng mirrorless dưới cơ DSLR. Quan điểm đó sẽ được duy trì phổ biến cho tới khi nào chúng tôi sẵn sàng lật ngược thế cờ. Trước khi đối thủ kịp nhận ra, bạn đã ở đó và chiến thắng sẽ thuộc về bạn”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là “giương đông kích tây” mà ta vẫn thường nghe.
Cho đến tận bây giờ, chẳng còn ai nghi ngờ rằng Sony là lựa chọn số 1 cho người mua máy ảnh full-frame. Cũng chẳng ai tranh cãi chuyện mirrorless hay DSLR sẽ giành chiến thắng, bởi thực tế đã cho thấy công nghệ nào áp đảo hơn. Sau nhiều năm bị Sony “ru ngủ”, Canon và Nikon chỉ vừa mới choàng tỉnh cứu vãn tình hình kinh doanh máy ảnh. Song, vẫn không ít ý kiến cho rằng họ đã bị tụt hậu sau “lính mới” mất rồi. Giờ đây, Sony là công ty máy ảnh dẫn đầu trong suy nghĩ nhiều người, gồm cả những người làm nghề chuyên nghiệp từng là fan ruột Canon, Nikon suốt hàng chục năm.
>>> Sony kiếm tiền từ cảm biến hình ảnh gấp 3 lần Samsung.
Song, ngày nay mọi chuyện đã thay đổi 180 độ. Sony giờ như mặt trời giữa trưa với hệ sinh thái Alpha cực mạnh. Mặc dù Canon vẫn là hãng máy ảnh lớn nhất, nhưng ở phân khúc mirrorless hay cảm biến full-frame, họ đã bị đánh bại bởi đối thủ tưởng như chẳng có mấy kinh nghiệm về máy ảnh. Còn Nikon đã không còn khả năng chạy đua với Sony nữa và đang phải tái cơ cấu, bước vào giai đoạn chuyển giao công nghệ từ DSLR sang mirrorless đầy khó khăn.
Giả si bất điên
Mới đây, 1 cựu chuyên gia máy ảnh của Sony đã lên tiếng về chiến lược của công ty trong những ngày đầu, tiết lộ bí mật đã giúp họ sống sót giữa 2 anh cả làng máy ảnh thế giới để có được vị thế như ngày hôm nay. Hóa ra, Sony đã âm thầm “ru ngủ” các thương hiệu sản xuất DSLR khi ấy, khiến họ lầm tưởng về công nghệ mirrorless. Cho đến khi nhận ra mirrorless có thể đe dọa DSLR, mọi chuyện quá muộn.Ông Shigeki Ishizuka từng tham gia phát triển máy ảnh cho Sony đã trả lời phỏng vấn với Nikkei, cho biết 1 phần trong chiến lược ban đầu của hãng là tung hỏa mù. Sony tìm cách để những đối thủ đang làm chủ công nghệ DSLR tin rằng việc phát triển mirrorless không gây nguy hiểm, công nghệ này không thể đe dọa DSLR. Nhờ vậy họ có thể tự do xây dựng lực lượng.
Tại thời điểm đó, Canon và Nikon đã quá vững vàng với hệ sinh thái DSLR phổ biến đến từng ngõ ngách trên thế giới. Sony rất khó tạo ra được cú huých nào sau khi thâu tóm bộ phận máy ảnh của Konica Minolta năm 2006. Dòng NEX chưa đủ đáp ứng yêu cầu của các chuyên gia khắt khe về chất lượng và độ bền bỉ. Sony quyết định phải triển khai 1 chiến lược đặc biệt hòng “đánh úp” 2 lão đại.
Chiếc Alpha 7 là máy ảnh mirrorless đầu tiên của Sony và nó chưa hoàn thiện ở khả năng AF. “Lúc đó, chúng tôi vẫn thiếu sức mạnh thương hiệu trong ngành nhiếp ảnh. Bản thân sản phẩm cũng không đủ tốt, ảnh chụp thì ổn nhưng AF vẫn còn chậm. Chụp phong cảnh và tĩnh vật thì ổn nhưng vật thể chuyển động thì rất khó. Ngoài ra, dải ống kính để thay cũng khá hạn chế” - Ishizua nói.
Họ thừa biết 1 sản phẩm như này không thể cạnh tranh với những flagship DSLR trên thị trường. Hệ ống kính thiếu hụt cũng khiến nó khó cạnh tranh lại các đối thủ vốn đã có dàn lens chất lượng được khẳng định qua nhiều năm. Song, tất cả đều đã nằm trong kế hoạch. Những điểm yếu đó chỉ là vẻ ngoài mà Sony cố tình lộ ra cho Canon và Nikon thấy.
Trong Tam Thập Lục kế, đây chính là “giả si bất điên”, tức giả bộ ngu ngốc để kẻ địch chủ quan, lơ là phòng bị. Trong khi bản thân ngấm ngầm lên kế hoạch phản đòn bất ngờ khiến chúng không kịp trở tay.
Giương đông kích tây
“Tôi đã lên kế hoạch để các hãng DSLR dẫn đầu như Canon và Nikon lầm tưởng rằng ‘công nghệ mirrorless khong có gì đáng sợ’. Chúng tôi chưa bao giờ phô trương sức mạnh của mình ra bên ngoài hay khẳng định bản thân sẽ trở thành số 1” - Ishizuka thừa nhận. “Tốt hơn hết là để cho tất cả mọi người nghĩ rằng Sony có thị phần thấp và ít có kinh nghiệm về máy ảnh”. Do bản thân Sony là tập đoàn điện tử có thế mạnh về âm thanh và hình ảnh, 1 sản phẩm mang nặng tính quang học như camera không phải sở trường của họ.“Tôi muốn đối thủ chủ quan cho rằng Sony còn cả 1 chặng đường dài để cải thiện phía trước” - ông bổ sung. Bằng cách “nằm gai nếm mật” và tung hỏa mù như vậy, công ty thực sự khiến các hãng hàng đầu thị trường không phản ứng trước mirrorless. Vì họ đều mù quáng nghĩ rằng nó không phải mối đe dọa với công việc kinh doanh. Cho đến khi họ nhận ra xu hướng thị trường đã thay đổi, đã quá muộn để cứu vãn.
Nếu Canon và Nikon xác định mirrorless là chiến trường quyết định tương lai, Sony sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi bản thân vốn đã ở thế yếu. Những năm đầu chính là quãng thời gian sản phẩm máy ảnh của công ty dễ bị triệt hạ nhất. Chỉ có dùng “khổ nhục kế” để đối thủ lơ là phòng bị, Sony mới đủ thời gian phát triển.
Do vậy, việc tự hạn chế đặc điểm của sản phẩm, không bao giờ khoe mẽ rằng bản thân có thể vượt qua các ông lớn, không quá phô trương các khía cạnh mà mirrorless có thể đe dọa DSLR, đã giúp Sony qua mặt 2 lão đại trước khi họ kịp nhận ra chuyện gì đang xảy ra. Đây quả là 1 chiến lược công phu hòng cạnh tranh trên thị trường máy ảnh.
“Tôi luôn muốn cả giới chuyên gia lẫn nhóm nghiệp dư đều tin rằng mirrorless dưới cơ DSLR. Quan điểm đó sẽ được duy trì phổ biến cho tới khi nào chúng tôi sẵn sàng lật ngược thế cờ. Trước khi đối thủ kịp nhận ra, bạn đã ở đó và chiến thắng sẽ thuộc về bạn”.
Đại kế đại thành
Nếu những chia sẻ này là đúng, rõ ràng vị thế dẫn đầu ở thị trường máy ảnh mirrorless nhiều năm qua của Sony không hề ngẫu nhiên. Không có chuyện ăn may nào ở đây cả, mà là 1 quá trình phấn đấu cùng hàng loạt chiêu bài hòng “ru ngủ” đối thủ. Nếu họ bị tấn công từ sớm khi còn chưa “đủ lông đủ cánh,” có lẽ đã không có chiếc Alpha 1 II hay Alpha 7 IV nào như hiện nay.Cho đến tận bây giờ, chẳng còn ai nghi ngờ rằng Sony là lựa chọn số 1 cho người mua máy ảnh full-frame. Cũng chẳng ai tranh cãi chuyện mirrorless hay DSLR sẽ giành chiến thắng, bởi thực tế đã cho thấy công nghệ nào áp đảo hơn. Sau nhiều năm bị Sony “ru ngủ”, Canon và Nikon chỉ vừa mới choàng tỉnh cứu vãn tình hình kinh doanh máy ảnh. Song, vẫn không ít ý kiến cho rằng họ đã bị tụt hậu sau “lính mới” mất rồi. Giờ đây, Sony là công ty máy ảnh dẫn đầu trong suy nghĩ nhiều người, gồm cả những người làm nghề chuyên nghiệp từng là fan ruột Canon, Nikon suốt hàng chục năm.
>>> Sony kiếm tiền từ cảm biến hình ảnh gấp 3 lần Samsung.