HỎI: Tôi có triệu chứng ho, sốt nhẹ nên muốn tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại nhà. Các bước thực hiện như thế nào là đúng và cách đọc kết quả âm tính, dương tính?
ĐÁP:
Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), người dân có thể tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, hay còn gọi là test nhanh, dễ dàng tại nhà. Quy trình thực hiện gồm 7 bước cơ bản:
- Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.
- Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).
- Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.
- Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).
- Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.
- Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Học viện Truyền thông Manchester MCA (Anh) cho biết sau khi thực hiện test nhanh Covid-19, sẽ có 3 trường hợp hiển thị kết quả như sau:
- Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.
- Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.
- Kết quả không hợp lệ (có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng): Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.
Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: MCA.
Lưu ý khi sử dụng test nhanh Covid-19:
- Mỗi bộ test nhanh chỉ sử dụng một lần và cho một người.
- Bảo quản bộ test ở nhiệt độ phòng hoặc nơi khô mát (2-30 độ C). Không để dưới ánh nắng trực tiếp và không bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông.
- Bộ sản phẩm nên được sử dụng ở nhiệt độ phòng (15-30 độ C). Nếu bộ dụng cụ đã được bảo quản dưới 15 độ C, hãy để bộ sản phẩm ở nhiệt độ phòng bình thường trong 30 phút trước khi sử dụng.
- Không sử dụng que test nếu bao bì đựng bị hỏng.
- Không ăn hoặc uống ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm để tránh làm sai kết quả.
- Trẻ dưới 12 tuổi nên nhờ hỗ trợ bởi người lớn.
- Đọc kết quả trong vòng trên 15 phút và dưới 30 phút để tránh sai kết quả.
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), Học viện Truyền thông Manchester MCA (Anh).
Nguồn: Zingnews
ĐÁP:
Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), người dân có thể tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, hay còn gọi là test nhanh, dễ dàng tại nhà. Quy trình thực hiện gồm 7 bước cơ bản:
- Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.
- Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).
- Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.
- Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).
- Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.
- Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.
- Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.
- Kết quả không hợp lệ (có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng): Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.
Lưu ý khi sử dụng test nhanh Covid-19:
- Mỗi bộ test nhanh chỉ sử dụng một lần và cho một người.
- Bảo quản bộ test ở nhiệt độ phòng hoặc nơi khô mát (2-30 độ C). Không để dưới ánh nắng trực tiếp và không bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông.
- Bộ sản phẩm nên được sử dụng ở nhiệt độ phòng (15-30 độ C). Nếu bộ dụng cụ đã được bảo quản dưới 15 độ C, hãy để bộ sản phẩm ở nhiệt độ phòng bình thường trong 30 phút trước khi sử dụng.
- Không sử dụng que test nếu bao bì đựng bị hỏng.
- Không ăn hoặc uống ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm để tránh làm sai kết quả.
- Trẻ dưới 12 tuổi nên nhờ hỗ trợ bởi người lớn.
- Đọc kết quả trong vòng trên 15 phút và dưới 30 phút để tránh sai kết quả.
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), Học viện Truyền thông Manchester MCA (Anh).
Nguồn: Zingnews