minhbao171
Pearl
Các nhà khoa học của NIWA đã có một phát hiện cực kỳ hiếm gặp trong lần khảo sát gần đây tại bờ biển phía Đông đảo Nam New Zealand.
Cá thể cá mập ma mới nở (Ảnh: Brit Finucci)
Cá thể cá mập ma này được tìm thấy ở độ sâu xấp xỉ 1,200m trên tầng đáy biển Chatham Rise. Cá mập ma, còn được biết đến là hợp thể khảm (chimera), là loài thuộc lớp cá sụn, có họ hàng với cá mập và cá đuối. Phôi của chúng phát triển trong nang trứng đẻ trên tầng đáy biển, chúng sẽ hấp thụ lòng đỏ cho đến khi nở.
Cá mập ma dù có họ hàng với cá mập, nhưng lại có nhiều điểm khác biệt. Chúng chỉ có một mang ở hai bên. Loài cá mập ma sống tại vùng nước sâu, chiều dài cơ thể có thể lên đến 1,8m tuỳ vào từng loài. Mắt của cá mập ma có một lớp mô phản chiếu khiến chúng dường như phát sáng trong bóng tối và tạo nên vẻ ngoài kỳ lạ - trông như một hồn ma vậy.
Video hiếm hoi về một con cá mập ma đang bơi
Tiến sĩ Brit Finucci, thuộc Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước Quốc gia New Zealand (NIWA) và là một thành viên trong nhóm khảo sát, cho biết đây là một phát hiện cực kỳ hiếm gặp và rất thú vị.
“Bạn có thể nhận thấy đây là một cá thể cá mập ma mới nở vì bụng của nó vẫn còn chứa đầy lòng đỏ trứng. Điều này khá kỳ lạ. Hầu hết cá thể cá mập ma ở vùng nước sâu được phát hiện đều đã trưởng thành; cá thể non ít được ghi nhận hơn, vì thế chúng ta biết rất ít về chúng”.
“Từ các nghiên cứu kỹ hơn về các loài hợp thể khảm khác, chúng ta biết rằng những cá thể vị thành niên và cá thể trưởng thành có thể có chế độ ăn và điều kiện môi trường sống khác nhau. Các cá thể vị thành niên cũng có ngoại hình khác với khi trưởng thành, có màu sắc hoa văn khác biệt. Phát hiện về cá thể cá mập ma này sẽ giúp giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh học và sinh thái học của nhóm cá nước sâu bí ẩn này”.
Mẫu vật nang trứng cá mập ma (Ảnh: Brit Finucci)
Tiến sĩ Finucci cho biết các thử nghiệm chuyên sâu và phân tích trình tự gen sẽ giúp xác định chính xác loài của cá thể này.
Theo NIWA
Cá thể cá mập ma này được tìm thấy ở độ sâu xấp xỉ 1,200m trên tầng đáy biển Chatham Rise. Cá mập ma, còn được biết đến là hợp thể khảm (chimera), là loài thuộc lớp cá sụn, có họ hàng với cá mập và cá đuối. Phôi của chúng phát triển trong nang trứng đẻ trên tầng đáy biển, chúng sẽ hấp thụ lòng đỏ cho đến khi nở.
Cá mập ma dù có họ hàng với cá mập, nhưng lại có nhiều điểm khác biệt. Chúng chỉ có một mang ở hai bên. Loài cá mập ma sống tại vùng nước sâu, chiều dài cơ thể có thể lên đến 1,8m tuỳ vào từng loài. Mắt của cá mập ma có một lớp mô phản chiếu khiến chúng dường như phát sáng trong bóng tối và tạo nên vẻ ngoài kỳ lạ - trông như một hồn ma vậy.
Video hiếm hoi về một con cá mập ma đang bơi
Tiến sĩ Brit Finucci, thuộc Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước Quốc gia New Zealand (NIWA) và là một thành viên trong nhóm khảo sát, cho biết đây là một phát hiện cực kỳ hiếm gặp và rất thú vị.
“Bạn có thể nhận thấy đây là một cá thể cá mập ma mới nở vì bụng của nó vẫn còn chứa đầy lòng đỏ trứng. Điều này khá kỳ lạ. Hầu hết cá thể cá mập ma ở vùng nước sâu được phát hiện đều đã trưởng thành; cá thể non ít được ghi nhận hơn, vì thế chúng ta biết rất ít về chúng”.
“Từ các nghiên cứu kỹ hơn về các loài hợp thể khảm khác, chúng ta biết rằng những cá thể vị thành niên và cá thể trưởng thành có thể có chế độ ăn và điều kiện môi trường sống khác nhau. Các cá thể vị thành niên cũng có ngoại hình khác với khi trưởng thành, có màu sắc hoa văn khác biệt. Phát hiện về cá thể cá mập ma này sẽ giúp giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh học và sinh thái học của nhóm cá nước sâu bí ẩn này”.
Tiến sĩ Finucci cho biết các thử nghiệm chuyên sâu và phân tích trình tự gen sẽ giúp xác định chính xác loài của cá thể này.
Theo NIWA