VNR Content
Pearl
Trong quá trình giao dịch/chuyển Bitcoin (BTC) từ địa chỉ ví này sang địa chỉ ví khác, bạn đôi lúc sẽ gặp tình huống một giao dịch đã được thực hiện, nhưng chờ rất lâu không thấy BTC đến địa chỉ đích, và khi kiểm tra giao dịch trên một số website, bạn nhận được tình trạng giao dịch là “uncomfirmed” (chưa xác nhận).
Để giải quyết tình huống này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về phí giao dịch.
Phí giao dịch Bitcoin là gì?
Phí giao dịch là phần chênh lệch giữa lượng Bitcoin truyền đi và nhận được.
Về lý thuyết, phí giao dịch biểu thị tốc độ mà người dùng muốn giao dịch của họ được xác nhận trên blockchain. Khi một thợ đào (miner) chứng thực một block mới trong blockchain, họ cũng phê chuẩn mọi giao dịch bên trong block đó.
Một miner sẽ nhận về phí giao dịch và “trợ cấp” cho việc tạo block mới một khi quá trình phê chuẩn hoàn tất. Phần thưởng block là tổng của phí giao dịch và trợ cấp block. Tỉ lệ băm (hash rate, là tốc độ tính toán của máy đào để giải thuật toán của Bitcoin, hay tốc độ mà miner giải mã Bitcoin) sẽ giảm dần sau mỗi kỳ halving Bitcoin (là quy trình giảm một nửa số phần thưởng cho thợ đào khi họ khai thác được một khối Bitcoin mới, diễn ra sau mỗi 210.000 block Bitcoin được sinh ra, tức khoảng 4 năm). Hash rate giảm đồng nghĩa chi phí đào block mới sẽ tăng lên, trong khi phần thưởng block sẽ giảm bớt.
Bởi việc phê chuẩn các block mới đòi hỏi rất nhiều sức mạnh điện toán cũng như năng lượng, một cách để khuyến khích các thợ đào tiếp tục làm công việc nặng nhọc này là tăng phí giao dịch. Để duy trì được tính bảo mật của mạng lưới, các thợ đào là một thành phần không thể thiếu, và do đó phí giao dịch cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Phí giao dịch được xác định như thế nào?
Phí giao dịch được tính toán dựa trên khối lượng dữ liệu của giao dịch và mật độ giao dịch trên mạng lưới.
Bởi một block chỉ có thể lưu giữ 1MB dữ liệu, số lượng giao dịch có thể thực thi trong một block là khá hạn chế. Một giao dịch lớn đòi hỏi nhiều dữ liệu block hơn thông thường. Do đó, các giao dịch với khối lượng khủng thường bị tính phí theo số byte.
Khi bạn sử dụng một ví BTC để thực hiện giao dịch gửi đi, ví sẽ cho bạn chọn tỉ lệ phí giao dịch. Tỉ lệ này được xác định bằng đơn vị satoshi/đơn vị dữ liệu được dùng trên blockchain bởi giao dịch của bạn, viết tắt là sats/vByte (1 Bitcoin = 100.000.000 satoshi). Tỉ lệ phí giao dịch sau đó sẽ được nhân với kích cỡ giao dịch để cho ra tổng phí bạn phải trả.
Tỉ lệ phí tối ưu để giao dịch được xác nhận thành công có thể giao động khá nhiều. Nếu không có gì ngoài thời gian, mức phí 2 sats/vByte sẽ giúp giao dịch của bạn được xác nhận trong vòng 1 ngày, hoặc...1 tuần.
Phí giao dịch còn phản ánh tốc độ mà người dùng muốn giao dịch của mình được phê chuẩn. Khi người dùng thực hiện một giao dịch, nó sẽ được chuyển vào mempool (bộ nhớ tạm, nơi lưu trữ các giao dịch chưa được đưa lên blockchain).
Khi được phê chuẩn, giao dịch sẽ được tích hợp vào block. Các thợ đào chọn những giao dịch nào cần phê chuẩn và đưa nó vào block. Khi có nhiều giao dịch tồn đọng chờ được phê chuẩn, hệ thống khuyến khích các thợ đào xử lý các giao dịch với tỉ lệ phí cao hơn trước. Hầu hết các thợ đào đều chọn các giao dịch với tỉ lệ phí/byte cao. Khi số lượng giao dịch trong mạng lưới giảm đi, phí giao dịch cũng giảm theo.
Các sàn giao dịch Bitcoin, nơi kết nối người mua và người bán, tính toán phí theo hai cách: hoặc phí cố định trên mỗi giao dịch, hoặc phần trăm tổng khối lượng giao dịch trong 30 ngày trước. Các sàn giao dịch sử dụng một cấu trúc phí theo cấp, tuỳ thuộc vào tổng khối lượng đô-la đã giao dịch trong cả hai trường hợp.
Những cách tính phí này được thiết kế để khuyến khích trader giao dịch thường xuyên. Kết quả là, chi phí đối với các giao dịch giá trị cao và tần suất cao sẽ giảm đi. Phí đối với các giao dịch nhỏ, tần suất thấp, thường cao hơn.
Một giao dịch Bitcoin thường mất bao lâu?
Thời gian xác nhận trung bình của một giao dịch BTC hay trạng thái giao dịch BTC bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tổng lưu lượng mạng, hash rate, và phí giao dịch.
Thời gian xác nhận trung bình cho một thanh toán BTC trên mạng lưới Bitcoin là khoảng 10 phút. Mặt khác, thời gian giao dịch Bitcoin có thể biến động khá lớn. Sẽ có giao dịch ứ đọng trong mempool nếu mạng lưới Bitcoin bị quá tải. Người dùng lúc này sẽ phải trả phí giao dịch cao hơn nếu muốn giao dịch được thực hiện nhanh hơn. Điều này từng xảy ra vào tháng 4/2021, khi mà phí giao dịch Bitcoin trung bình đã lên đến 58 USD.
Tuy nhiên, chi phí giao dịch trung bình của Bitcoin đã giảm 57,97% vào tháng 11/2021, từ 4,4 USD xuống 1,8 USD. Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự sụt giảm này. Đáng kể nhất có lẽ là sự phát triển nhanh chóng của Bitcoin Lightning Network, một hệ thống cho phép giao dịch diễn ra bên ngoài blockchain, đóng vai trò như chất xúc tác vậy.
Ngoài ra, việc chi phí giảm đi có thể còn do các thợ đào Bitcoin đã mất dần hứng thú với việc xử lý giao dịch, và trở nên hoài nghi hơn với đồng tiền này. Độ khó khai thác, chỉ số đánh giá khả năng phê chuẩn một giao dịch Bitcoin, do đó cũng giảm đi.
Mempool, tức tập hợp tất cả các giao dịch đang chờ xử lý trước khi chúng được xác nhận, ít bị nghẽn hơn là một lý do khác làm chi phí giao dịch giảm đi. Khi bạn gửi một giao dịch đến mạng lưới Bitcoin, nó sẽ nằm trong mempool cho đến khi được xác nhận. Bởi mỗi block BTC bị giới hạn kích cỡ ở 1MB, một mempool lớn có thể khuyến khích các thợ đào ưu tiên các giao dịch có lợi hơn.
Cách kiểm tra thời gian giao dịch Bitcoin
Blockchain.com và Statista là hai nguồn tuyệt vời để xem ước tính thời gian trung bình cần để hoàn thành một giao dịch BTC.
Bạn cũng có thể tính toán mức phí nên chọn (được đo bằng đơn vị satoshi như đã đề cập ở trên). Nếu thực hiện giao dịch Bitcoin với phí thấp, giao dịch của bạn có thể bị đưa vào danh sách chờ khá dài cùng nhiều giao dịch chưa được xác nhận khác. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, bởi trước sau gì nó cũng sẽ được xử lý nếu mạng lưới Bitcoin có ít giao dịch, và các thợ đào cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi. Nếu chưa rành về cách thức mua bán tiền ảo, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Cách tăng tốc giao dịch Bitcoin
Bên cạnh việc tăng phí giao dịch để được ưu tiên, một chiếc thuật khác giúp tăng tốc giao dịch Bitcoin là thực hiện vào các khung giờ thấp điểm. Trang Blockchain.com có cung cấp một biểu đồ mempool cho bạn biết khi nào số lượng giao dịch chưa xác nhận ở mức thấp nhất.
BTC Nitro là một dịch vụ tăng tốc giao dịch Bitcoin, có chức năng giúp bạn đẩy nhanh giao dịch bằng cách giảm thời gian cần để xác nhận. BTC Nitro sẽ chuyển thông tin giao dịch của bạn đến nhiều node Bitcoin trên toàn cầu, đưa nó vào danh sách chờ và nhắc các thợ đào rằng giao dịch đã sẵn sàng để xử lý. Nếu chọn sử dụng gói premium, giao dịch của bạn sẽ không phải chờ nữa mà sẽ ngay lập tức được đưa vào block được đào tiếp theo bởi các đối tác của BTC Nitro.
Ngoài BTC Nitro, chúng ta có BitAccelerate, một dịch vụ tăng tốc giao dịch Bitcoin miễn phí cho phép bạn xác nhận các giao dịch nhanh hơn. Chỉ cần nhập ID giao dịch Bitcoin (TXID) và chọn “Accelerate”. Giao dịch sẽ được chuyển đến 10 node Bitcoin của BitAccelerate để tăng tốc.
Khi nhiều người sử dụng Bitcoin, kích cỡ block sẽ nhanh chóng đến giới hạn, dẫn đến nghẽn mạng Bitcoin. Kết quả là nhiều giao dịch bị trì hoãn xác nhận. Những người dùng Bitcoin này sẽ phải trả phí cao hơn, hoặc sử dụng giao dịch SegWit để đẩy nhanh quá trình.
Một cách khác để giải quyết các giao dịch Bitcoin đang chờ xác nhận: hãy liên tục gửi lại yêu cầu xác nhận mỗi 6 tiếng một lần cho đến khi thành công. Bạn có thể kiểm tra hay theo dõi các giao dịch Bitcoin, dù là đã được xác nhận hay chưa, bằng dịch vụ BitAccelerate. Hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết liệu giao dịch đã được xác nhận hay cần phải gửi lại yêu cầu.
Cách khắc phục hoặc thu hồi giao dịch Bitcoin chưa được xác nhận
Một giao dịch Bitcoin chưa được xác nhận có thể được giải quyết bằng hai cách: sử dụng giao thức replace-by-fee (RBF), hoặc thực hiện giao dịch lặp chi phí cao hơn.
Một giao dịch Bitcoin không thể được đảo ngược một khi đã xác nhận. Nhưng liệu có thể huỷ bỏ giao dịch Bitcoin chưa được xác nhận hay không? Có, các giao dịch BTC chưa được xác nhận có thể được huỷ bỏ nếu blockchain không phê chuẩn giao dịch đó trong 24 giờ. Một giao dịch sẽ được xem là chưa xác nhận khi có ít nhất 3 thợ đào không xác nhận mọi giao dịch trong quá trình khai thác. Nếu trong thời gian này, bạn chưa được xác nhận, bạn có thể huỷ bỏ giao dịch.
Bạn có thể chuyển giao dịch Bitcoin đến toàn bộ mạng lưới một lần nữa bằng giao thức RBF, nhưng phải trả phí cao hơn. Nhờ đó, các thợ đào có thể chọn giao dịch nhanh hơn, huỷ bỏ giao dịch trước đó và bắt đầu một giao dịch mới.
Mặt khác, ví Bitcoin của bạn có thể không hỗ trợ giao thức RBF. Hãy kiểm tra xem liệu ví của bạn có cho phép làm điều đó hay không. Khi gửi Bitcoin, hãy chọn tuỳ chọn này để đảm bảo có thể tận dụng được nó nếu cần thiết.
Nếu ví không hỗ trợ giao thức RBF, hãy sử dụng tuỳ chọn lặp chi; tức là tạo một giao dịch mới với cùng lượng Bitcoin. Khi đó, bạn sẽ phải gửi giao dịch Bitcoin của mình lần thứ hai, lần này với phí cao hơn. Trong hầu hết các tình huống, các thợ đào sẽ chấp nhận giao dịch mới và hoàn lại giao dịch cũ.
Sẽ ra sao nếu bạn gửi Bitcoin đến địa chỉ Ethereum?
Về cơ bản, bạn không thể gửi BTC hay ETH từ ví Bitcoin đến ví Ethereum. Hầu hết các ví đều sẽ cảnh báo nếu bạn thử gửi Bitcoin đến ví Ethereum hoặc ETH đến ví Bitcoin.
Bitcoin được gửi đến ví Ethereum sẽ mất và không khôi phục được. Trước khi gửi BTC, ETH hay bất kỳ loại crypto nào khác, hãy đảm bảo địa chỉ là chính xác. Nếu không, bạn có nguy cơ mất sạch tài sản.
Tuy nhiên, giao dịch có thể được xác thực trong một số tình huống, như khi gửi Bitcoin đến ví Litecoin (LTC). Hai địa chỉ ví của hai loại coin này đều bắt đầu với số “3”. Trong trường hợp đó, ví của bạn có thể chấp nhận giao dịch. Tuy nhiên, số tiền nhận được vẫn là con số không bởi địa chỉ lỗi.
Tham khảo: CoinTelegraph
Để giải quyết tình huống này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về phí giao dịch.
Phí giao dịch Bitcoin là gì?
Phí giao dịch là phần chênh lệch giữa lượng Bitcoin truyền đi và nhận được.
Về lý thuyết, phí giao dịch biểu thị tốc độ mà người dùng muốn giao dịch của họ được xác nhận trên blockchain. Khi một thợ đào (miner) chứng thực một block mới trong blockchain, họ cũng phê chuẩn mọi giao dịch bên trong block đó.
Một miner sẽ nhận về phí giao dịch và “trợ cấp” cho việc tạo block mới một khi quá trình phê chuẩn hoàn tất. Phần thưởng block là tổng của phí giao dịch và trợ cấp block. Tỉ lệ băm (hash rate, là tốc độ tính toán của máy đào để giải thuật toán của Bitcoin, hay tốc độ mà miner giải mã Bitcoin) sẽ giảm dần sau mỗi kỳ halving Bitcoin (là quy trình giảm một nửa số phần thưởng cho thợ đào khi họ khai thác được một khối Bitcoin mới, diễn ra sau mỗi 210.000 block Bitcoin được sinh ra, tức khoảng 4 năm). Hash rate giảm đồng nghĩa chi phí đào block mới sẽ tăng lên, trong khi phần thưởng block sẽ giảm bớt.
Bởi việc phê chuẩn các block mới đòi hỏi rất nhiều sức mạnh điện toán cũng như năng lượng, một cách để khuyến khích các thợ đào tiếp tục làm công việc nặng nhọc này là tăng phí giao dịch. Để duy trì được tính bảo mật của mạng lưới, các thợ đào là một thành phần không thể thiếu, và do đó phí giao dịch cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Phí giao dịch được xác định như thế nào?
Phí giao dịch được tính toán dựa trên khối lượng dữ liệu của giao dịch và mật độ giao dịch trên mạng lưới.
Bởi một block chỉ có thể lưu giữ 1MB dữ liệu, số lượng giao dịch có thể thực thi trong một block là khá hạn chế. Một giao dịch lớn đòi hỏi nhiều dữ liệu block hơn thông thường. Do đó, các giao dịch với khối lượng khủng thường bị tính phí theo số byte.
Khi bạn sử dụng một ví BTC để thực hiện giao dịch gửi đi, ví sẽ cho bạn chọn tỉ lệ phí giao dịch. Tỉ lệ này được xác định bằng đơn vị satoshi/đơn vị dữ liệu được dùng trên blockchain bởi giao dịch của bạn, viết tắt là sats/vByte (1 Bitcoin = 100.000.000 satoshi). Tỉ lệ phí giao dịch sau đó sẽ được nhân với kích cỡ giao dịch để cho ra tổng phí bạn phải trả.
Tỉ lệ phí tối ưu để giao dịch được xác nhận thành công có thể giao động khá nhiều. Nếu không có gì ngoài thời gian, mức phí 2 sats/vByte sẽ giúp giao dịch của bạn được xác nhận trong vòng 1 ngày, hoặc...1 tuần.
Phí giao dịch còn phản ánh tốc độ mà người dùng muốn giao dịch của mình được phê chuẩn. Khi người dùng thực hiện một giao dịch, nó sẽ được chuyển vào mempool (bộ nhớ tạm, nơi lưu trữ các giao dịch chưa được đưa lên blockchain).
Khi được phê chuẩn, giao dịch sẽ được tích hợp vào block. Các thợ đào chọn những giao dịch nào cần phê chuẩn và đưa nó vào block. Khi có nhiều giao dịch tồn đọng chờ được phê chuẩn, hệ thống khuyến khích các thợ đào xử lý các giao dịch với tỉ lệ phí cao hơn trước. Hầu hết các thợ đào đều chọn các giao dịch với tỉ lệ phí/byte cao. Khi số lượng giao dịch trong mạng lưới giảm đi, phí giao dịch cũng giảm theo.
Các sàn giao dịch Bitcoin, nơi kết nối người mua và người bán, tính toán phí theo hai cách: hoặc phí cố định trên mỗi giao dịch, hoặc phần trăm tổng khối lượng giao dịch trong 30 ngày trước. Các sàn giao dịch sử dụng một cấu trúc phí theo cấp, tuỳ thuộc vào tổng khối lượng đô-la đã giao dịch trong cả hai trường hợp.
Những cách tính phí này được thiết kế để khuyến khích trader giao dịch thường xuyên. Kết quả là, chi phí đối với các giao dịch giá trị cao và tần suất cao sẽ giảm đi. Phí đối với các giao dịch nhỏ, tần suất thấp, thường cao hơn.
Thời gian xác nhận trung bình của một giao dịch BTC hay trạng thái giao dịch BTC bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tổng lưu lượng mạng, hash rate, và phí giao dịch.
Thời gian xác nhận trung bình cho một thanh toán BTC trên mạng lưới Bitcoin là khoảng 10 phút. Mặt khác, thời gian giao dịch Bitcoin có thể biến động khá lớn. Sẽ có giao dịch ứ đọng trong mempool nếu mạng lưới Bitcoin bị quá tải. Người dùng lúc này sẽ phải trả phí giao dịch cao hơn nếu muốn giao dịch được thực hiện nhanh hơn. Điều này từng xảy ra vào tháng 4/2021, khi mà phí giao dịch Bitcoin trung bình đã lên đến 58 USD.
Tuy nhiên, chi phí giao dịch trung bình của Bitcoin đã giảm 57,97% vào tháng 11/2021, từ 4,4 USD xuống 1,8 USD. Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự sụt giảm này. Đáng kể nhất có lẽ là sự phát triển nhanh chóng của Bitcoin Lightning Network, một hệ thống cho phép giao dịch diễn ra bên ngoài blockchain, đóng vai trò như chất xúc tác vậy.
Ngoài ra, việc chi phí giảm đi có thể còn do các thợ đào Bitcoin đã mất dần hứng thú với việc xử lý giao dịch, và trở nên hoài nghi hơn với đồng tiền này. Độ khó khai thác, chỉ số đánh giá khả năng phê chuẩn một giao dịch Bitcoin, do đó cũng giảm đi.
Mempool, tức tập hợp tất cả các giao dịch đang chờ xử lý trước khi chúng được xác nhận, ít bị nghẽn hơn là một lý do khác làm chi phí giao dịch giảm đi. Khi bạn gửi một giao dịch đến mạng lưới Bitcoin, nó sẽ nằm trong mempool cho đến khi được xác nhận. Bởi mỗi block BTC bị giới hạn kích cỡ ở 1MB, một mempool lớn có thể khuyến khích các thợ đào ưu tiên các giao dịch có lợi hơn.
Cách kiểm tra thời gian giao dịch Bitcoin
Blockchain.com và Statista là hai nguồn tuyệt vời để xem ước tính thời gian trung bình cần để hoàn thành một giao dịch BTC.
Bạn cũng có thể tính toán mức phí nên chọn (được đo bằng đơn vị satoshi như đã đề cập ở trên). Nếu thực hiện giao dịch Bitcoin với phí thấp, giao dịch của bạn có thể bị đưa vào danh sách chờ khá dài cùng nhiều giao dịch chưa được xác nhận khác. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, bởi trước sau gì nó cũng sẽ được xử lý nếu mạng lưới Bitcoin có ít giao dịch, và các thợ đào cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi. Nếu chưa rành về cách thức mua bán tiền ảo, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Cách tăng tốc giao dịch Bitcoin
Bên cạnh việc tăng phí giao dịch để được ưu tiên, một chiếc thuật khác giúp tăng tốc giao dịch Bitcoin là thực hiện vào các khung giờ thấp điểm. Trang Blockchain.com có cung cấp một biểu đồ mempool cho bạn biết khi nào số lượng giao dịch chưa xác nhận ở mức thấp nhất.
BTC Nitro là một dịch vụ tăng tốc giao dịch Bitcoin, có chức năng giúp bạn đẩy nhanh giao dịch bằng cách giảm thời gian cần để xác nhận. BTC Nitro sẽ chuyển thông tin giao dịch của bạn đến nhiều node Bitcoin trên toàn cầu, đưa nó vào danh sách chờ và nhắc các thợ đào rằng giao dịch đã sẵn sàng để xử lý. Nếu chọn sử dụng gói premium, giao dịch của bạn sẽ không phải chờ nữa mà sẽ ngay lập tức được đưa vào block được đào tiếp theo bởi các đối tác của BTC Nitro.
Ngoài BTC Nitro, chúng ta có BitAccelerate, một dịch vụ tăng tốc giao dịch Bitcoin miễn phí cho phép bạn xác nhận các giao dịch nhanh hơn. Chỉ cần nhập ID giao dịch Bitcoin (TXID) và chọn “Accelerate”. Giao dịch sẽ được chuyển đến 10 node Bitcoin của BitAccelerate để tăng tốc.
Khi nhiều người sử dụng Bitcoin, kích cỡ block sẽ nhanh chóng đến giới hạn, dẫn đến nghẽn mạng Bitcoin. Kết quả là nhiều giao dịch bị trì hoãn xác nhận. Những người dùng Bitcoin này sẽ phải trả phí cao hơn, hoặc sử dụng giao dịch SegWit để đẩy nhanh quá trình.
Một cách khác để giải quyết các giao dịch Bitcoin đang chờ xác nhận: hãy liên tục gửi lại yêu cầu xác nhận mỗi 6 tiếng một lần cho đến khi thành công. Bạn có thể kiểm tra hay theo dõi các giao dịch Bitcoin, dù là đã được xác nhận hay chưa, bằng dịch vụ BitAccelerate. Hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết liệu giao dịch đã được xác nhận hay cần phải gửi lại yêu cầu.
Cách khắc phục hoặc thu hồi giao dịch Bitcoin chưa được xác nhận
Một giao dịch Bitcoin chưa được xác nhận có thể được giải quyết bằng hai cách: sử dụng giao thức replace-by-fee (RBF), hoặc thực hiện giao dịch lặp chi phí cao hơn.
Một giao dịch Bitcoin không thể được đảo ngược một khi đã xác nhận. Nhưng liệu có thể huỷ bỏ giao dịch Bitcoin chưa được xác nhận hay không? Có, các giao dịch BTC chưa được xác nhận có thể được huỷ bỏ nếu blockchain không phê chuẩn giao dịch đó trong 24 giờ. Một giao dịch sẽ được xem là chưa xác nhận khi có ít nhất 3 thợ đào không xác nhận mọi giao dịch trong quá trình khai thác. Nếu trong thời gian này, bạn chưa được xác nhận, bạn có thể huỷ bỏ giao dịch.
Bạn có thể chuyển giao dịch Bitcoin đến toàn bộ mạng lưới một lần nữa bằng giao thức RBF, nhưng phải trả phí cao hơn. Nhờ đó, các thợ đào có thể chọn giao dịch nhanh hơn, huỷ bỏ giao dịch trước đó và bắt đầu một giao dịch mới.
Mặt khác, ví Bitcoin của bạn có thể không hỗ trợ giao thức RBF. Hãy kiểm tra xem liệu ví của bạn có cho phép làm điều đó hay không. Khi gửi Bitcoin, hãy chọn tuỳ chọn này để đảm bảo có thể tận dụng được nó nếu cần thiết.
Nếu ví không hỗ trợ giao thức RBF, hãy sử dụng tuỳ chọn lặp chi; tức là tạo một giao dịch mới với cùng lượng Bitcoin. Khi đó, bạn sẽ phải gửi giao dịch Bitcoin của mình lần thứ hai, lần này với phí cao hơn. Trong hầu hết các tình huống, các thợ đào sẽ chấp nhận giao dịch mới và hoàn lại giao dịch cũ.
Sẽ ra sao nếu bạn gửi Bitcoin đến địa chỉ Ethereum?
Về cơ bản, bạn không thể gửi BTC hay ETH từ ví Bitcoin đến ví Ethereum. Hầu hết các ví đều sẽ cảnh báo nếu bạn thử gửi Bitcoin đến ví Ethereum hoặc ETH đến ví Bitcoin.
Bitcoin được gửi đến ví Ethereum sẽ mất và không khôi phục được. Trước khi gửi BTC, ETH hay bất kỳ loại crypto nào khác, hãy đảm bảo địa chỉ là chính xác. Nếu không, bạn có nguy cơ mất sạch tài sản.
Tuy nhiên, giao dịch có thể được xác thực trong một số tình huống, như khi gửi Bitcoin đến ví Litecoin (LTC). Hai địa chỉ ví của hai loại coin này đều bắt đầu với số “3”. Trong trường hợp đó, ví của bạn có thể chấp nhận giao dịch. Tuy nhiên, số tiền nhận được vẫn là con số không bởi địa chỉ lỗi.
Tham khảo: CoinTelegraph