cpsmartyboy
Pearl
Rác thải nhựa, đặc biệt là các hạt vi nhựa, đang bị mắc kẹt ở các rạn san hô đe dọa nghiêm trọng đến toàn bộ hệ sinh thái đại dương.
Rạn san hô là một trong những môi trường sống đa dạng nhất trên hành tinh và cũng là nơi che chở, trú ẩn của hàng ngàn loài cá. Mặc cho tầm quan trọng của chúng, các rạn san hô đang có nguy cơ bị tẩy trắng và xóa sổ, do nhiệt độ nước biển tăng, axit hóa đại dương đặc biệt là ô nhiễm nhựa.
Theo các đánh giá môi trường mới nhất, túi nhựa, chai và bao bì đang bị kẹt lại ở hầu hết các rạn san hô trên thế giới.
Các nhà khoa học và môi trường hiếm khi chú ý đến các mảnh nhựa nhỏ, kích thước dưới 5mm thường xuất hiện ở các rạn san hô. Nhưng chúng thực sự đang trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Global Change Biology, một nhóm nhà khoa học do nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Jessica Reichert dẫn đầu đã phát hiện rằng, có hơn 1,8 ngàn tấn vi nhựa mắc kẹt ở các rạn san hô mỗi năm. Số rác thải nhựa này rất nguy hiểm vì nó gây ra tình trạng tẩy trắng, hoại tử mô của những loài sinh vật biển này.
Trong một nghiên cứu trước đây công bố trên tạp chí Environmental Pollution, Reenhert và nhóm của cô đã điều tra các tác động của hạt vi nhựa trên sáu loài san hô khác nhau. Họ đã xem xét cách các rạn san hô phản ứng với sự hiện diện của các hạt vi nhựa trong môi trường của chúng và tác động của rác thải nhựa tới sức khỏe của san hô.
Các nhà khoa học sau đó cho san hô tiếp xúc với ngày càng nhiều hạt vi nhựa hơn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Họ phát hiện ra rằng một số san hô nhầm lẫn hạt vi nhựa với thức ăn, trong khi một số loại san hô lại có cách tránh né bằng cách sản sinh ra chất nhầy để đẩy chúng ra ngoài.
Các hạt vi nhựa mắc kẹt trong hệ khung xương của san hô
Sau bốn tuần, bất kể san hô có ăn phải các hạt vi nhựa hay không thì 5/6 số loài san hô trong nghiên cứu đều ghi nhận tình trạng suy giảm đáng kể về sức khỏe, chẳng hạn như bị tẩy trắng hoặc hoại tử mô.
Tiến sĩ Ree Richhert chia sẻ: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ rằng vi nhựa lại là một thách thức khác của con người đối với san hô và chúng rất có thể sẽ khiến tình trạng suy giảm các rạn san hô trên hành tinh của chúng ta thêm trầm trọng hơn”.
Nghiên cứu mới cho thấy san hô trên toàn thế giới hiện đang trở thành bể chứa dài hạn các hạt vi nhựa khổng lồ. Sau 18 tháng tiếp xúc, hầu hết các chất gây ô nhiễm đều đi vào bên trong hệ thống khung xương của san hô.
Theo Reenhert, vẫn chưa rõ hậu quả về tình trạng lưu trữ các hạt vi nhựa trong khung xương của san hô ảnh hưởng ra sao đến sư ổn định và tính toàn vẹn của rạn san hô. Tuy nhiên chắc chắn nó sẽ tạo ra một mối đe mới đối với các rạn san hô trên toàn thế giới.
Nguồn: Earth
Rạn san hô là một trong những môi trường sống đa dạng nhất trên hành tinh và cũng là nơi che chở, trú ẩn của hàng ngàn loài cá. Mặc cho tầm quan trọng của chúng, các rạn san hô đang có nguy cơ bị tẩy trắng và xóa sổ, do nhiệt độ nước biển tăng, axit hóa đại dương đặc biệt là ô nhiễm nhựa.
Theo các đánh giá môi trường mới nhất, túi nhựa, chai và bao bì đang bị kẹt lại ở hầu hết các rạn san hô trên thế giới.
Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Global Change Biology, một nhóm nhà khoa học do nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Jessica Reichert dẫn đầu đã phát hiện rằng, có hơn 1,8 ngàn tấn vi nhựa mắc kẹt ở các rạn san hô mỗi năm. Số rác thải nhựa này rất nguy hiểm vì nó gây ra tình trạng tẩy trắng, hoại tử mô của những loài sinh vật biển này.
Trong một nghiên cứu trước đây công bố trên tạp chí Environmental Pollution, Reenhert và nhóm của cô đã điều tra các tác động của hạt vi nhựa trên sáu loài san hô khác nhau. Họ đã xem xét cách các rạn san hô phản ứng với sự hiện diện của các hạt vi nhựa trong môi trường của chúng và tác động của rác thải nhựa tới sức khỏe của san hô.
Các nhà khoa học sau đó cho san hô tiếp xúc với ngày càng nhiều hạt vi nhựa hơn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Họ phát hiện ra rằng một số san hô nhầm lẫn hạt vi nhựa với thức ăn, trong khi một số loại san hô lại có cách tránh né bằng cách sản sinh ra chất nhầy để đẩy chúng ra ngoài.
Sau bốn tuần, bất kể san hô có ăn phải các hạt vi nhựa hay không thì 5/6 số loài san hô trong nghiên cứu đều ghi nhận tình trạng suy giảm đáng kể về sức khỏe, chẳng hạn như bị tẩy trắng hoặc hoại tử mô.
Tiến sĩ Ree Richhert chia sẻ: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ rằng vi nhựa lại là một thách thức khác của con người đối với san hô và chúng rất có thể sẽ khiến tình trạng suy giảm các rạn san hô trên hành tinh của chúng ta thêm trầm trọng hơn”.
Nghiên cứu mới cho thấy san hô trên toàn thế giới hiện đang trở thành bể chứa dài hạn các hạt vi nhựa khổng lồ. Sau 18 tháng tiếp xúc, hầu hết các chất gây ô nhiễm đều đi vào bên trong hệ thống khung xương của san hô.
Theo Reenhert, vẫn chưa rõ hậu quả về tình trạng lưu trữ các hạt vi nhựa trong khung xương của san hô ảnh hưởng ra sao đến sư ổn định và tính toàn vẹn của rạn san hô. Tuy nhiên chắc chắn nó sẽ tạo ra một mối đe mới đối với các rạn san hô trên toàn thế giới.
Nguồn: Earth