Mr Bens
Intern Writer
1. Các ca bệnh
Trong những tháng đầu năm 2023, Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Quân y 103 có tiếp nhận và điều trị một loạt ca bệnh được xác định là nhiễm khuẩn LIÊN CẦU LỢN (Streptococcus suis) gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ ở các vùng miền với diễn biến đa dạng:
Bệnh nhân 01: Nguyễn Thị N. Nữ 94 tuổi
Địa chỉ: Kim Sơn – Quế Phong – Nghệ An
Dịch tễ: Trong gia đình làm nghề chăn nuôi lợn
Bệnh nhân khởi phát sốt cao, rét run. Đau đầu nhiều. Nhập viện ngày 22/01/2023 (ngày thứ 5 của bệnh).
Ngay thời điểm vào viện đã được các bác sỹ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết được điều trị bằng kháng sinh, bù dịch điện giải, hạ sốt.
Quá trình điều trị bệnh nhân sốt cao liên tục, không có biểu hiện xuất huyết, các marker viêm tăng cao.
Khi có kết quả cấy máu (+) S.suis, bệnh nhân được điều trị theo kháng sinh đồ, bệnh nhân dần ổn định và ra viện sau 10 ngày điều trị.
Bệnh nhân 02: Đỗ Xuân Ph. Nam 42 tuổi
Dịch tễ: Bán tiết canh, lòng lợn tại nhà
Khởi phát sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn. Vào khoa ngày 11/02/2023 (ngày thứ 4 của bệnh) được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não.
Đã được cấy máu và dịch não tủy dương tính với S.suis.
Bệnh nhân được điều trị theo kháng sinh đồ, quá trình điều trị có thời điểm diễn biến nặng, kích thích nhiều, giảm thính lực, chấm xuất huyết rải rác toàn thân, phải có các biện pháp hỗ trợ oxy và hồi sức tích cực.
Bệnh nhân được điều trị theo kháng sinh đồ đáp ứng điều trị tốt (mặc dù có thời điểm bệnh diễn biến rất nặng) và hồi phục hoàn toàn ra viện sau 4 tuần điều trị tích cực.
Bệnh nhân 03: Kiều Văn Ch. Nam 41 tuổi
Vào viện ngày 28/2/2023 (Ngày thứ 4 của bệnh) với biểu hiện sốt cao, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Vào khoa được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm não màng não.
Quá trình điều trị bệnh nhân liên tục kích thích, nói nhảm, xuất hiện ban xuất huyết toàn thân, khó thở phải thở oxy hỗ trợ, hồi sức tích cực. Bệnh nhân được chăm sóc và điều trị theo phác đồ của Bộ y Tế và theo kháng sinh đồ.
Sau gần 3 tuần điều trị bệnh nhân ổn định và ra viện.
Như vậy đây là những trường hợp điển hình về mặt dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của một ca nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn (có/không có viêm màng não): Sốt cao, đau đầu, buồn nôn và có thể có rối loạn ý thức.
Đặc điểm dịch tễ chung của những bệnh nhân này đều là có yếu tố liên quan tới lợn (đặc biệt là tiết canh) – loài động vật được xác định là nguồn bệnh của liên cầu lợn. Rất may mắn là những bệnh nhân này đã được phát hiện kịp thời, điều trị tích cực nên hồi phục và ra viện không để lại di chứng.
2. Đặc điểm bệnh liên cầu lợn:
2.1.Đặc điểm dịch tễ:
- S.suis được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những vùng có chăn nuôi lợn. Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng từ 60-100%, người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hiện có 2 type liên cầu lợn: type I hay gây dịch lẻ tẻ ở lợn dưới 8 tuần tuổi. Type II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn nhưng thường ở lợn thịt, đây là type thường gây bệnh cho người.
- Năm 1960, ca bệnh nhiễm liên cầu lợn đầu tiên được phát hiện. Đến nay, thế giới đã ghi nhận hàng trăm ca nhiễm với tỷ lệ tử vong cao 17,5%. Ở Việt Nam, ca nhiễm đầu tiên vào năm 2003, sau đó được phát hiện ở nhiều nơi và ở tất cả các vùng miền trên toàn quốc.
Mầm bệnh:
S.suis là vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình oval. Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, chúng có thể có ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
S.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ, chúng cũng dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa.
Nguồn bệnh:
Ổ chứa bệnh là lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim.
Các trung gian truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.
Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp.
Phương thức lây truyền
S.suis có thể lây truyền qua người tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương, trầy xước trên da đồng thời qua người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín thịt luộc tái, lòng lợn và nội tạng trần, tiết canh, nem chạo, nem chua…
Hiện trong dân cư nhiều nơi vẫn có thói quen cũng như phong tục tập quán ăn tiết canh và những món ăn tái sống chưa được chế biến chín, điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhiễm liên cầu lợn. Nếu không được phát hiện kịp thời nguy cơ tử vong với nhóm bệnh này là rất cao, do đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để kịp thời phòng chống bệnh do liên cầu lợn gây ra.
Bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis gây ra, vi khuẩn này có thể lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng lây từ người sang người.
2.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:
Biểu hiện lâm sàng chính gồm nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Tỷ lệ tử vong ở những trường hợp nặng có thể tới 7%.
Hầu hết các ca bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa được nấu chín như nem chạo, nem chua.
Thời gian ủ bệnh từ 1- 3 ngày, có thể kéo dài tới 10 ngày
Lâm sàng thường gặp: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, ù tai, giảm hoặc mất thính lực, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa hình thái trên cơ thể. Trường hợp nặng có thể sốc, rối loạn đông máu, su hô hấp, suy đa tang, hô mê… và tử vong.
Xét nghiệm: Bạch cầu tăng chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Tiểu cầu có thể giảm trong những trường hợp nặng. Có thể rối loạn đông máu nặng (đông máu rải rác nội mạch – DIC). Giảm chức năng thận, tăng enzyme gan. Các marker viêm như CRP, PCT tăng cao.
Xét nghiệm dịch não tủy có tăng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính.
Xác định vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm soi, nuôi cấy hoặc PCR.
2.3. Điều trị:
Bệnh do liên cầu lợn hoàn toàn có thể điều trị khỏi tuy nhiên cần phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh nhằm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.
S.suis hiện còn nhạy với nhiều loại kháng sinh, có thể dùng các kháng sinh có hiệu quả như Ampicilline hoặc các cephalosporine.
2.4. Biện pháp phòng chống dịch:
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh cho người. Không có chỉ định dùng kháng sinh dự phòng.
Người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thị lợn sống bằng tay trần nhất là khi có vế thương ở tay. Đeo găng khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống hoặc rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.
Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu hủy. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn.
Nấu chín thịt là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, các mốn tái đặc biệt là tiết canh lợn.
Tăng cường giám sát các trường hợp bị bệnh liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Một số hình ảnh của các bệnh nhân
TS. BS. Lê Văn Nam
ThS. Bs Trịnh Công Điển
Khoa Truyền nhiễm
Đọc chi tiết tại đây: https://benhvien103.vn/nhiem-khuan-...h-bao-khi-an-tiet-canh-va-thuc-pham-tai-song/
Trong những tháng đầu năm 2023, Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Quân y 103 có tiếp nhận và điều trị một loạt ca bệnh được xác định là nhiễm khuẩn LIÊN CẦU LỢN (Streptococcus suis) gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ ở các vùng miền với diễn biến đa dạng:
Bệnh nhân 01: Nguyễn Thị N. Nữ 94 tuổi
Địa chỉ: Kim Sơn – Quế Phong – Nghệ An
Dịch tễ: Trong gia đình làm nghề chăn nuôi lợn
Bệnh nhân khởi phát sốt cao, rét run. Đau đầu nhiều. Nhập viện ngày 22/01/2023 (ngày thứ 5 của bệnh).
Ngay thời điểm vào viện đã được các bác sỹ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết được điều trị bằng kháng sinh, bù dịch điện giải, hạ sốt.
Quá trình điều trị bệnh nhân sốt cao liên tục, không có biểu hiện xuất huyết, các marker viêm tăng cao.
Khi có kết quả cấy máu (+) S.suis, bệnh nhân được điều trị theo kháng sinh đồ, bệnh nhân dần ổn định và ra viện sau 10 ngày điều trị.
Bệnh nhân 02: Đỗ Xuân Ph. Nam 42 tuổi
Dịch tễ: Bán tiết canh, lòng lợn tại nhà
Khởi phát sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn. Vào khoa ngày 11/02/2023 (ngày thứ 4 của bệnh) được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não.
Đã được cấy máu và dịch não tủy dương tính với S.suis.
Bệnh nhân được điều trị theo kháng sinh đồ, quá trình điều trị có thời điểm diễn biến nặng, kích thích nhiều, giảm thính lực, chấm xuất huyết rải rác toàn thân, phải có các biện pháp hỗ trợ oxy và hồi sức tích cực.
Bệnh nhân được điều trị theo kháng sinh đồ đáp ứng điều trị tốt (mặc dù có thời điểm bệnh diễn biến rất nặng) và hồi phục hoàn toàn ra viện sau 4 tuần điều trị tích cực.
Bệnh nhân 03: Kiều Văn Ch. Nam 41 tuổi
Vào viện ngày 28/2/2023 (Ngày thứ 4 của bệnh) với biểu hiện sốt cao, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Vào khoa được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm não màng não.
Quá trình điều trị bệnh nhân liên tục kích thích, nói nhảm, xuất hiện ban xuất huyết toàn thân, khó thở phải thở oxy hỗ trợ, hồi sức tích cực. Bệnh nhân được chăm sóc và điều trị theo phác đồ của Bộ y Tế và theo kháng sinh đồ.
Sau gần 3 tuần điều trị bệnh nhân ổn định và ra viện.

Như vậy đây là những trường hợp điển hình về mặt dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của một ca nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn (có/không có viêm màng não): Sốt cao, đau đầu, buồn nôn và có thể có rối loạn ý thức.
Đặc điểm dịch tễ chung của những bệnh nhân này đều là có yếu tố liên quan tới lợn (đặc biệt là tiết canh) – loài động vật được xác định là nguồn bệnh của liên cầu lợn. Rất may mắn là những bệnh nhân này đã được phát hiện kịp thời, điều trị tích cực nên hồi phục và ra viện không để lại di chứng.
2. Đặc điểm bệnh liên cầu lợn:
2.1.Đặc điểm dịch tễ:
- S.suis được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những vùng có chăn nuôi lợn. Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng từ 60-100%, người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hiện có 2 type liên cầu lợn: type I hay gây dịch lẻ tẻ ở lợn dưới 8 tuần tuổi. Type II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn nhưng thường ở lợn thịt, đây là type thường gây bệnh cho người.
- Năm 1960, ca bệnh nhiễm liên cầu lợn đầu tiên được phát hiện. Đến nay, thế giới đã ghi nhận hàng trăm ca nhiễm với tỷ lệ tử vong cao 17,5%. Ở Việt Nam, ca nhiễm đầu tiên vào năm 2003, sau đó được phát hiện ở nhiều nơi và ở tất cả các vùng miền trên toàn quốc.
Mầm bệnh:
S.suis là vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình oval. Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, chúng có thể có ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
S.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ, chúng cũng dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa.
Nguồn bệnh:
Ổ chứa bệnh là lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim.
Các trung gian truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.
Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp.
Phương thức lây truyền
S.suis có thể lây truyền qua người tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương, trầy xước trên da đồng thời qua người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín thịt luộc tái, lòng lợn và nội tạng trần, tiết canh, nem chạo, nem chua…
Hiện trong dân cư nhiều nơi vẫn có thói quen cũng như phong tục tập quán ăn tiết canh và những món ăn tái sống chưa được chế biến chín, điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhiễm liên cầu lợn. Nếu không được phát hiện kịp thời nguy cơ tử vong với nhóm bệnh này là rất cao, do đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để kịp thời phòng chống bệnh do liên cầu lợn gây ra.
Bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis gây ra, vi khuẩn này có thể lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng lây từ người sang người.
2.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:
Biểu hiện lâm sàng chính gồm nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Tỷ lệ tử vong ở những trường hợp nặng có thể tới 7%.
Hầu hết các ca bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa được nấu chín như nem chạo, nem chua.
Thời gian ủ bệnh từ 1- 3 ngày, có thể kéo dài tới 10 ngày
Lâm sàng thường gặp: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, ù tai, giảm hoặc mất thính lực, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa hình thái trên cơ thể. Trường hợp nặng có thể sốc, rối loạn đông máu, su hô hấp, suy đa tang, hô mê… và tử vong.
Xét nghiệm: Bạch cầu tăng chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Tiểu cầu có thể giảm trong những trường hợp nặng. Có thể rối loạn đông máu nặng (đông máu rải rác nội mạch – DIC). Giảm chức năng thận, tăng enzyme gan. Các marker viêm như CRP, PCT tăng cao.
Xét nghiệm dịch não tủy có tăng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính.
Xác định vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm soi, nuôi cấy hoặc PCR.
2.3. Điều trị:
Bệnh do liên cầu lợn hoàn toàn có thể điều trị khỏi tuy nhiên cần phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh nhằm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.
S.suis hiện còn nhạy với nhiều loại kháng sinh, có thể dùng các kháng sinh có hiệu quả như Ampicilline hoặc các cephalosporine.
2.4. Biện pháp phòng chống dịch:
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh cho người. Không có chỉ định dùng kháng sinh dự phòng.
Người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thị lợn sống bằng tay trần nhất là khi có vế thương ở tay. Đeo găng khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống hoặc rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.
Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu hủy. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn.
Nấu chín thịt là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, các mốn tái đặc biệt là tiết canh lợn.
Tăng cường giám sát các trường hợp bị bệnh liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Một số hình ảnh của các bệnh nhân


TS. BS. Lê Văn Nam
ThS. Bs Trịnh Công Điển
Khoa Truyền nhiễm
Đọc chi tiết tại đây: https://benhvien103.vn/nhiem-khuan-...h-bao-khi-an-tiet-canh-va-thuc-pham-tai-song/