Cảnh báo: không khí là môi trường phát tán vi nhựa lý tưởng hơn nước

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Một nghiên cứu gần đây cho biết hạt vi nhựa có thể làm gia tăng đáng kể hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi không khí và gió có thể đẩy nhanh quá trình phát tán của chúng khắp mọi nơi.
Các nhà khoa học từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau ở Đức đã phát hiện ra rằng, có tới 27,5 triệu tấn vi nhựa đang được vận chuyển hàng nghìn km trên khắp thế giới bằng không khí biển, tuyết, nước biển và sương mù mỗi năm.

Cảnh báo: không khí là môi trường phát tán vi nhựa lý tưởng hơn nước
Theo Cơ quan Hóa chất Châu Âu và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), vi nhựa là những mảnh vụn của bất kỳ loại nhựa nào và có chiều dài dưới 5 mm (0,20 inch). Chúng gây ô nhiễm bằng cách thâm nhập vào hệ sinh thái tự nhiên từ nhiều nguồn như quần áo, mỹ phẩm, túi nhựa và sản xuất công nghiệp.
Trong nghiên cứu tổng quan, gió có khả năng vận chuyển những hạt nhựa với khoảng cách rất xa, với tốc độ nhanh hơn nước. Những hạt này thậm chí có thể xuất hiện ở nhiều ngóc ngách xa xôi nhất hành tinh chỉ trong vòng vài ngày.
Nhóm gồm 33 nhà khoa học cảnh báo, hiện tượng trên có thể gây ảnh hưởng đến khí hậu bề mặt và sức khỏe của các hệ sinh thái địa phương. Điển hình như khi các hạt vi nhựa tối màu che phủ tuyết và băng làm chúng giảm khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời, từ đó đẩy nhanh quá trình tan chảy.
Ngoài ra, hạt nhựa còn có thể làm tắc nghẽn quá trình ngưng tụ hơi nước. Do đó, gây ảnh hưởng đến sự hình thành các đám mây, xa hơn là khí hậu. Các nhà khoa học cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm nhựa có thể lên tới 88 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040. Họ nhấn mạnh đã tìm ra hạt nhựa trong tất cả môi trường từ nước, đất cho đến không khí.
Bằng cách di chuyển qua các dòng hải lưu và sông ngòi, hạt nhựa với kích thước siêu nhỏ có thể chạm đến Bắc Cực, Nam Cực hoặc sâu dưới lòng đại dương.

Cảnh báo: không khí là môi trường phát tán vi nhựa lý tưởng hơn nước
Tiến sĩ Melanie Bergmann đang thu thập mẫu nước ở Bắc Cực
Tiến sĩ Melanie Bergmann, nhà sinh vật học và đồng tác giả của nghiên cứu về vi nhựa và rác biển tại Viện Alfred Wegener (AWI) ở Bremerhaven giải thích: “Không khí là một môi trường năng động hơn nhiều so với nước. Do đó, hạt nhựa vi mô và nano có khả năng thâm nhập nhanh chóng vào nhiều khu vực, những nơi mà con người thậm chí chưa biết đến. Chúng tôi cần tích hợp hạt nhựa vi mô và nano vào các phép đo ô nhiễm không khí. Lý tưởng nhất là trên quy mô quốc tế, phục vụ cho mạng lưới toàn cầu”.
Giáo sư Tiến sĩ Tim Butler, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Bền vững Cao cấp (IASS) và đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Có rất nhiều khía cạnh về phát thải, vận chuyển và ảnh hưởng của vi nhựa trong khí quyển mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết. Bản báo cáo này sẽ tiết lộ những lỗ hổng trong kiến thức của khoa học nhân loại”.
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top