VNR Content
Pearl
Chị Nguyễn Thủy (Hà Nội) mua điện thoại hơn một tuần, đến khi muốn vào trình duyệt đọc báo, chị mới biết điện thoại của mình không phải là máy 4G.
Chiếc máy có vỏ hộp in chữ "Nokia 105 4G", với ngoại hình và phụ kiện giống hệt điện thoại của Nokia, được chị mua trên một trang thương mại điện tử với giá gần 300 nghìn đồng. Sau khi lắp SIM đã đăng ký internet, cột sóng trên máy còn hiển thị chữ 4G. Tuy nhiên, theo như chị chia sẻ, chỉ có tính năng nghe gọi, nhắn tin là hoạt động bình thường, còn mỗi khi bấm vào nút trình duyệt là điện thoại tự thoát.
Mang ra một cửa hàng điện thoại gần nhà nhờ kiểm tra, chị mới biết đây thực chất là điện thoại nhái, chỉ hỗ trợ sóng 2G nhưng được làm giả thành 4G, nên mới không thể vào được mạng.
Các điện thoại chỉ sử dụng mạng 2G vốn đã bị cấm nhập về Việt Nam từ 2021, sau khi Thông tư 43 về "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - phần truy cập vô tuyến" có hiệu lực. Đây là một trong những động thái chuẩn bị cho kế hoạch tắt sóng 2G vào tháng 9/2024. Từ cuối tháng 7, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ ban hành công văn yêu cầu nhà mạng phát hiện và chặn hoạt động của điện thoại 2G.
Sóng 4G trên những chiếc điện thoại này thực chất được làm giả bằng phần mềm. Khi cắm SIM thì máy hiển thị 4G hoặc LTE, nhưng thực chất người dùng chỉ truy cập mạng 2G và có thể thực hiện gọi điện, nhắn tin. Nhưng khi sóng 2G bị tắt, những chiếc điện thoại này sẽ không thể sử dụng được nữa.
Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy giả sóng 4G xuất hiện nhiều trên thị trường là vì các chủ hàng muốn "xả hàng" để tránh lỗ. Tuy smartphone đã phổ biến, những thiết bị "cục gạch" như thế này vẫn được tìm mua bởi những người cao tuổi hoặc người có hầu bao hạn chế, chỉ cần một thiết bị để liên lạc cơ bản.
Để tránh mua phải thiết bị nhái kém chất lượng, Nokia khuyến nghị người dùng chỉ mua sản phẩm tại các chuỗi cửa hàng lớn, uy tín. Khi mua hàng, người dùng thậm chí có thể hỏi trực tiếp người bán rằng đây là hàng thật hay hàng nhái để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.
Chiếc máy có vỏ hộp in chữ "Nokia 105 4G", với ngoại hình và phụ kiện giống hệt điện thoại của Nokia, được chị mua trên một trang thương mại điện tử với giá gần 300 nghìn đồng. Sau khi lắp SIM đã đăng ký internet, cột sóng trên máy còn hiển thị chữ 4G. Tuy nhiên, theo như chị chia sẻ, chỉ có tính năng nghe gọi, nhắn tin là hoạt động bình thường, còn mỗi khi bấm vào nút trình duyệt là điện thoại tự thoát.
Mang ra một cửa hàng điện thoại gần nhà nhờ kiểm tra, chị mới biết đây thực chất là điện thoại nhái, chỉ hỗ trợ sóng 2G nhưng được làm giả thành 4G, nên mới không thể vào được mạng.
Sóng 4G trên những chiếc điện thoại này thực chất được làm giả bằng phần mềm. Khi cắm SIM thì máy hiển thị 4G hoặc LTE, nhưng thực chất người dùng chỉ truy cập mạng 2G và có thể thực hiện gọi điện, nhắn tin. Nhưng khi sóng 2G bị tắt, những chiếc điện thoại này sẽ không thể sử dụng được nữa.
Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy giả sóng 4G xuất hiện nhiều trên thị trường là vì các chủ hàng muốn "xả hàng" để tránh lỗ. Tuy smartphone đã phổ biến, những thiết bị "cục gạch" như thế này vẫn được tìm mua bởi những người cao tuổi hoặc người có hầu bao hạn chế, chỉ cần một thiết bị để liên lạc cơ bản.
Để tránh mua phải thiết bị nhái kém chất lượng, Nokia khuyến nghị người dùng chỉ mua sản phẩm tại các chuỗi cửa hàng lớn, uy tín. Khi mua hàng, người dùng thậm chí có thể hỏi trực tiếp người bán rằng đây là hàng thật hay hàng nhái để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.