Do tình trạng thiếu hụt chip nghiêm trọng trên toàn cầu, Canon đang gặp khó trong việc có được những con chip gắn vào hộp mực, vốn có nhiệm vụ xác định liệu mực in có phải chính hãng cho máy in hay không. Giờ đây, công ty đang phải giải thích cho khách hàng cách vượt qua hệ thống DRM của riêng họ. Canon Đức đã đưa ra 1 tuyên bố công khai trên trang web của mình (và cũng đã gửi email đến một số khách hàng) nhằm giải thích rằng do vấn đề thiếu hụt chip, ngay cả mực in chính hãng của Canon cũng có thể bị lầm tưởng là hàng giả trên một loạt máy in của hãng. Là 1 phần của tuyên bố, công ty cũng đã ban hành hướng dẫn đối với cách vượt qua cơ chế Digital Rights Management (DRM) của riêng họ. Vấn đề này có thể diễn ra ở những khu vực bên ngoài Canon Đức, cụ thể là Canon Châu Âu.
Dưới đây là tuyên bố từ Canon Đức: “Chúng tôi coi trọng bạn như 1 khách hàng và là người sử dụng thường xuyên các sản phẩm của Canon. Do tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn liên tụct rên toàn cầu, Canon hiện đang vấp phải những thách thức trong việc tìm nguồn cung ứng đối với một số linh kiện điện tử được sử dụng trong vật tư tiêu hao cho máy in đa chức năng (MFP). Những thành phần này khiến các chức năng hoạt động sai lệch, chẳng hạn như khả năng phát hiện mức mực còn lại. Để đảm bảo nguồn cugn cấp vật tư tiêu hao liên tục và đáng tin cậy, chúng tôi đã quyết định cung cấp vật tư tiêu hao mà không có những linh kiện bán dẫn cho đến khi nguồn cung cấp bình thường được khôi phục. Không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với chất lượng in khi sử dụng vật tư tiêu hao không có linh kiện điện tử, nhưng một số chức năng bổ sung có thể bị ảnh hưởng, chẳng hạn như tính năng phát hiện mức mực còn lại bên trong có thể bị suy giảm.” Có tổng cộng 19 dòng máy tin mà nhiều kiểu máy trong mỗi dòng bị ảnh hưởng từ sự cố này. Canon đã liệt kê các hướng dẫn về cách khắc phục sự cố cho từng dòng trên trang web của mình. Về cơ bản, đây là hướng dẫn chính thức nhằm bỏ qua các cảnh báo trong phần mềm máy in của công ty. Tình huống này thật sự thú vị khi gần đây, Canon đã bị nhiều người dùng kiện vì sự vô lý của DRM, cụ thể là vô hiệu hóa chức năng quét của máy in khi hộp mực cạn. Công ty giờ đây phải giải thích cho khách hàng cách vượt qua các phương pháp mà họ sử dụng để buộc người dùng mua mực “chính hãng”. Ngược lại, điều đó cho thấy các thông báo lỗi của họ có thể bị bỏ qua một cách hiệu quả. Louis Rossman, một YouTuber nổi tiếng, là kỹ thuật viên sửa chữa và ủng hộ quyền người tiêu dùng trong các sản phẩm công nghệ, lập luận rằng máy in Canon, hay bất kỳ thương hiệu nào khác, đều có khả năng giữ lại mọi chức năng, bất kể là mực in được đặt bên trong chúng là từ bên thứ nhất hay bên thứ ba. Các cảnh báo mà công ty đưa vào phần mềm của mình có thể bị bỏ qua mà không gây ra bất kỳ hậu quả gì liên quan đến chất lượng của việc in ấn. Hiện vẫn chưa rõ điều này có diễn ra với những thị trường khác hay không. Nguồn: PetaPixel
Trải nghiệm RAM Kingston FURY Beast RGB 3600Mhz DDR4, mở khoá sức mạnh dành cho game thủ