Theo số liệu mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, Casper đã leo lên đứng thứ 2 thị phần điều hòa ở Việt Nam trong tháng 3/2023.
Cụ thể, Casper đã có 18,8% thị phần điều hòa trong tháng 3/2023, tăng gần 3% so với tháng 2 (16%) và chiếm luôn vị trí thứ hai của Daikin, thương hiệu tháng trước đó đứng ở vị trí thứ hai với 17,2% thị phần.
Theo số liệu của GFK, từ đầu năm tới nay, thị phần của Casper Việt Nam đã tăng 4,3 % lên 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái (12,3%). Tuy vậy tính gộp 12 tháng kể từ tháng 2/2022 đến tháng 2/2023 thì Casper vẫn đứng thứ ba về thị phần điều hòa Việt Nam, xếp sau Panasonic và Daikin.
Đại diện Casper cho biết hãng này tăng mạnh thị phần là do người Việt đang mua sắm bình dân hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Vì vậy, phân khúc điều hòa giá bình dân đang tăng trưởng nhanh. Riêng mảng điều hòa phổ thông không có công nghệ inverter, Casper hiện đứng đầu thị trường với 35% thị phần.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Giám đốc Marketing Casper Việt Nam cho biết trong năm vừa qua, Casper đã chủ động hy sinh lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng thị phần, giữ ổn định kênh và trợ giá bán lẻ cho người tiêu dùng.
Tổng chi phí hỗ trợ bán hàng của Casper tăng từ 693 tỷ đồng (2021) lên 1.095 tỷ đồng (2022). Riêng chi phí chiết khấu cho nhà phân phối, đại lý tăng từ 276 tỷ đồng (2021) lên 849 tỷ đồng (2022). Chính vì vậy ở thị trường điều hòa trong năm vừa qua, chỉ có Casper tăng trưởng doanh số và thị phần, trong khi các hãng khác đều giảm. Đổi lại, Casper cũng lỗ tới 467 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày lỗ 1,3 tỷ đồng.
Casper tham gia thị trường điều hòa Việt Nam từ năm 2016. Mới đây, Casper đã ra mắt thêm thương hiệu nhánh LaCasper với các sản phẩm định vị ở phân khúc cao hơn. Hiện tại, thương hiệu nhánh LaCasper đã có 2 sản phẩm là điều hòa khí tươi giá 16 triệu đồng, cao gấp hơn hai lần điều hòa interver của hãng này và TV OLED.
Cụ thể, Casper đã có 18,8% thị phần điều hòa trong tháng 3/2023, tăng gần 3% so với tháng 2 (16%) và chiếm luôn vị trí thứ hai của Daikin, thương hiệu tháng trước đó đứng ở vị trí thứ hai với 17,2% thị phần.
Đại diện Casper cho biết hãng này tăng mạnh thị phần là do người Việt đang mua sắm bình dân hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Vì vậy, phân khúc điều hòa giá bình dân đang tăng trưởng nhanh. Riêng mảng điều hòa phổ thông không có công nghệ inverter, Casper hiện đứng đầu thị trường với 35% thị phần.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Giám đốc Marketing Casper Việt Nam cho biết trong năm vừa qua, Casper đã chủ động hy sinh lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng thị phần, giữ ổn định kênh và trợ giá bán lẻ cho người tiêu dùng.
Tổng chi phí hỗ trợ bán hàng của Casper tăng từ 693 tỷ đồng (2021) lên 1.095 tỷ đồng (2022). Riêng chi phí chiết khấu cho nhà phân phối, đại lý tăng từ 276 tỷ đồng (2021) lên 849 tỷ đồng (2022). Chính vì vậy ở thị trường điều hòa trong năm vừa qua, chỉ có Casper tăng trưởng doanh số và thị phần, trong khi các hãng khác đều giảm. Đổi lại, Casper cũng lỗ tới 467 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày lỗ 1,3 tỷ đồng.
Casper tham gia thị trường điều hòa Việt Nam từ năm 2016. Mới đây, Casper đã ra mắt thêm thương hiệu nhánh LaCasper với các sản phẩm định vị ở phân khúc cao hơn. Hiện tại, thương hiệu nhánh LaCasper đã có 2 sản phẩm là điều hòa khí tươi giá 16 triệu đồng, cao gấp hơn hai lần điều hòa interver của hãng này và TV OLED.