VNR Content
Pearl
Bộ Công an đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo luật Căn cước công dân (sửa đổi), đề xuất sửa một số thông tin trên CCCD gắn chip như:
- Số CCCD thành mã số định danh cá nhân (vẫn là dãy 12 chữ số như hiện hành)
- Quê quán thành nơi đăng ký khai sinh
- Nơi thường trú thành nơi cư trú
- Lược bỏ vân tay (ngón trỏ trái và ngón trỏ phải)
- Đổi chữ ký của người cấp thẻ là Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an như hiện hành thành “Nơi cấp: Bộ Công an”.
- Bộ Công an đề xuất bổ sung thêm đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân là công dân dưới 14 tuổi, bao gồm cả nhóm trẻ dưới 6 tuổi. Do đó, độ tuổi phải đổi thẻ sẽ thay đổi theo, gồm 14, 25, 40 và 60 tuổi thay vì 25, 40 và 60 như hiện hành.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ Công an đề xuất và thực hiện thay đổi quy cách của thẻ CCCD. Trước đó, chứng minh nhân dân (CMND) 12 số được thay thế bởi CCCD mã vạch, rồi CCCD mã vạch được thay bởi CCCD gắn chip, và đến nay là những thay đổi đã nêu trên.
Hiện nay, người dân có thể sử dụng 4 loại thẻ đều có giá trị pháp lý: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip, miễn là vẫn còn hạn. Do đó, nếu những thay đổi trên được thông qua, người dân vẫn có thể tiếp tục dùng các thẻ cũ.
Đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (C06 Bộ Công an) cho biết, những điều chỉnh trên nhằm tăng tính tiện ích của CCCD, đồng thời phù hợp với các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo luật. Chẳng hạn, đổi từ nơi thường trú thành nơi cư trú, khái niệm về nơi cư trú sẽ mang tính chung, rộng hơn.
Theo quy định luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì nơi cư trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
Dự thảo Luật căn cước công dân sửa đổi sẽ kết thúc lấy ý kiến đóng góp vào cuối tuần sau.
- Số CCCD thành mã số định danh cá nhân (vẫn là dãy 12 chữ số như hiện hành)
- Quê quán thành nơi đăng ký khai sinh
- Nơi thường trú thành nơi cư trú
- Lược bỏ vân tay (ngón trỏ trái và ngón trỏ phải)
- Đổi chữ ký của người cấp thẻ là Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an như hiện hành thành “Nơi cấp: Bộ Công an”.
- Bộ Công an đề xuất bổ sung thêm đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân là công dân dưới 14 tuổi, bao gồm cả nhóm trẻ dưới 6 tuổi. Do đó, độ tuổi phải đổi thẻ sẽ thay đổi theo, gồm 14, 25, 40 và 60 tuổi thay vì 25, 40 và 60 như hiện hành.
Hiện nay, người dân có thể sử dụng 4 loại thẻ đều có giá trị pháp lý: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip, miễn là vẫn còn hạn. Do đó, nếu những thay đổi trên được thông qua, người dân vẫn có thể tiếp tục dùng các thẻ cũ.
Đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (C06 Bộ Công an) cho biết, những điều chỉnh trên nhằm tăng tính tiện ích của CCCD, đồng thời phù hợp với các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo luật. Chẳng hạn, đổi từ nơi thường trú thành nơi cư trú, khái niệm về nơi cư trú sẽ mang tính chung, rộng hơn.
Theo quy định luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì nơi cư trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
Dự thảo Luật căn cước công dân sửa đổi sẽ kết thúc lấy ý kiến đóng góp vào cuối tuần sau.