From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Theo 1 số báo cáo nội bộ, mối quan hệ của Apple và Goldman Sachs đã ngày càng xấu đi, có nguy cơ “đường ai nấy đi” trong tương lai.
Cả 2 công ty đã hợp tác từ năm 2019 để vận hành dịch vụ Apple Card, song phía bên Goldman Sachs chưa bao giờ kiếm được lợi nhuận từ mối quan hệ này. Ở phía Apple, họ lại chịu không ít điều tiếng do rất nhiều vấn đề nảy sinh mà Goldman Sachs không xử lý kịp thời, đặc biệt là việc quản lý Apple Savings.
1 bài điều tra chuyên sâu của The Information cho biết nhiều xung đột bên trong khiến cho 2 doanh nghiệp ngày càng xa rời tham vọng hợp tác ban đầu.
“Nhiều cựu nhân viên ở cả 2 công ty tham gia dự án cho biết, các giám đốc điều hành cả 2 bên đều không lường trước được đầy đủ những khó khăn mà mình phải đối mặt. Đặc biệt là phong cách làm việc giữa công ty công nghệ và ngân hàng. Apple quan tâm tới khía cạnh công nghệ hào nhoáng để thu hút khách hàng hòng giành lấy sự hài lòng của họ. Trái lại, Goldman Sachs lại luôn ưu tiên lợi nhuận và tuân thủ chặt những quy định thu chi”.
Một trong những tiết lộ hài hước nhất về rắc rối mà cả 2 công ty gặp phải, đến từ chính CEO Apple. Được biết, ông Tim Cook cũng tham gia thử nghiệm dịch vụ mới của công ty, song không làm thế nào để hoàn thành việc cấp thẻ tín dụng Apple Card. Bên Goldman Sachs một mực từ chối đơn xin cấp thẻ với lí do Tim Cook là 1 người nổi tiếng, dễ bị mạo danh, chưa kể 1 số cảnh báo trên tài khoản Tim Cook ở văn phòng tín dụng cũng khiến vấn đề trở nên phức tạp.
Trong nội bộ ngân hàng, họ phải đối mặt với nhiều vụ việc tranh chấp cần giải quyết. Nó dẫn tới 1 cuộc điều tra từ cơ quan CFPB. Khối lượng giao dịch phát sinh tranh chấp vượt xa năng lực xử lý của nhân viên ngân hàng, nhiều khách nhận được thông tin sai lệch hoặc phải chờ đợi rất lâu để giải quyết trường hợp của mình.
Chưa kể công ty còn dính vào lùm xùm nâng hạn mức tín dụng không công bằng, có dấu hiệu phân biệt giới tính. Sau đó vụ việc được giải quyết ổn thỏa nhưng trôi nổi trên mặt báo lại ảnh hưởng tới danh tiếng Apple. Bản thân hãng công nghệ cũng gặp vô số khó khăn khi vận hành dịch vụ. Nhìn chung, mọi chuyện không thuận buồm xuôi gió như họ kì vọng.
Goldman Sachs đang tìm cách rút lui khỏi thị trường ngân hàng tiêu dùng. Họ muốn chuyển giao quan hệ hợp tác hiện nay với Apple sang 1 bên khác, được cho là American Express. Tuy nhiên, việc sắp xếp để chuyển giao đối tác ngân hàng có lẽ sẽ mất thời gian do phải giải quyết rất nhiều khúc mắc.
Apple cũng phải đánh giá đối tác mới trước khi đồng ý kí kết hợp tác. Một nguồn tin nội bộ cho hay, dường như có rất ít công ty muốn nhận kèo này bởi các điều khoản Apple đưa ra thường không dễ để đáp ứng.
Có rất nhiều quyền lợi thu phí mà Goldman Sachs đã không thể tiếp nhận. Ví dụ, các nhà bán lẻ thường trả 1 tỉ lệ phần trăm nhỏ cho mỗi giao dịch khi thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, song ngân hàng không có khoản này.
Một số khoản phí như phí thường niên, phí thanh toán chậm hoặc phí khi thực hiện giao dịch ở nước ngoài cũng không bao gồm. Do vậy, dường như lợi nhuận đem lại từ việc vận hành Apple Card có phần thua thiệt. Đối tác mới chưa chắc đã mặn mà nếu vẫn như vậy.
>>> Apple bị kiện đòi 1 tỷ USD.
Cả 2 công ty đã hợp tác từ năm 2019 để vận hành dịch vụ Apple Card, song phía bên Goldman Sachs chưa bao giờ kiếm được lợi nhuận từ mối quan hệ này. Ở phía Apple, họ lại chịu không ít điều tiếng do rất nhiều vấn đề nảy sinh mà Goldman Sachs không xử lý kịp thời, đặc biệt là việc quản lý Apple Savings.
1 bài điều tra chuyên sâu của The Information cho biết nhiều xung đột bên trong khiến cho 2 doanh nghiệp ngày càng xa rời tham vọng hợp tác ban đầu.
“Nhiều cựu nhân viên ở cả 2 công ty tham gia dự án cho biết, các giám đốc điều hành cả 2 bên đều không lường trước được đầy đủ những khó khăn mà mình phải đối mặt. Đặc biệt là phong cách làm việc giữa công ty công nghệ và ngân hàng. Apple quan tâm tới khía cạnh công nghệ hào nhoáng để thu hút khách hàng hòng giành lấy sự hài lòng của họ. Trái lại, Goldman Sachs lại luôn ưu tiên lợi nhuận và tuân thủ chặt những quy định thu chi”.
Trong nội bộ ngân hàng, họ phải đối mặt với nhiều vụ việc tranh chấp cần giải quyết. Nó dẫn tới 1 cuộc điều tra từ cơ quan CFPB. Khối lượng giao dịch phát sinh tranh chấp vượt xa năng lực xử lý của nhân viên ngân hàng, nhiều khách nhận được thông tin sai lệch hoặc phải chờ đợi rất lâu để giải quyết trường hợp của mình.
Chưa kể công ty còn dính vào lùm xùm nâng hạn mức tín dụng không công bằng, có dấu hiệu phân biệt giới tính. Sau đó vụ việc được giải quyết ổn thỏa nhưng trôi nổi trên mặt báo lại ảnh hưởng tới danh tiếng Apple. Bản thân hãng công nghệ cũng gặp vô số khó khăn khi vận hành dịch vụ. Nhìn chung, mọi chuyện không thuận buồm xuôi gió như họ kì vọng.
Apple cũng phải đánh giá đối tác mới trước khi đồng ý kí kết hợp tác. Một nguồn tin nội bộ cho hay, dường như có rất ít công ty muốn nhận kèo này bởi các điều khoản Apple đưa ra thường không dễ để đáp ứng.
Có rất nhiều quyền lợi thu phí mà Goldman Sachs đã không thể tiếp nhận. Ví dụ, các nhà bán lẻ thường trả 1 tỉ lệ phần trăm nhỏ cho mỗi giao dịch khi thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, song ngân hàng không có khoản này.
Một số khoản phí như phí thường niên, phí thanh toán chậm hoặc phí khi thực hiện giao dịch ở nước ngoài cũng không bao gồm. Do vậy, dường như lợi nhuận đem lại từ việc vận hành Apple Card có phần thua thiệt. Đối tác mới chưa chắc đã mặn mà nếu vẫn như vậy.
>>> Apple bị kiện đòi 1 tỷ USD.