Trường Sơn
Writer
ChatGPT, tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer là một chatbot do công ty OpenAI trụ sở Mỹ phát triển. Công cụ này sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu và phản hồi lại người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên như con người. ChatGPT được ra mắt vào ngày 30/11/2022. Chỉ sau 40 ngày, công cụ này đã vượt mốc 10 triệu người dùng hàng ngày.
Được chuyên gia và người trong ngành đánh giá là công cụ mạnh hơn tất cả các chatbot trước đây, ChatGPT có khả năng phản hồi câu hỏi như người thật, viết kịch bản, tiểu luận đại học, trả lời email, thậm chí là lên ý tưởng hẹn hò.
Sau một thời gian ngắn thử nghiệm, nhiều ý kiến cho rằng ChatGPT có khả năng thay thế các công việc văn phòng, từ bác sĩ, chuyên gia tư vấn quản lý - những người có mức lương khủng đến mức lương khá như gia sư tại nhà.
Nhiều dự đoán cho rằng, những người có công việc tốt với mức lương lên tới hàng tỷ đồng/ năm sẽ sớm bị “đánh bại” và ChatGPT sẽ trở thành người chiến thắng. Lúc này, con người sẽ chỉ làm những công việc “bình thường” mà thôi.
Dưới đây là các công việc đem về thu nhập khủng có thể sẽ sớm bị ChatGPT thay thế:
1. Đại diện dịch vụ khách hàng: Đây là chức vụ có quyền hạn thay mặt cho tổ chức tương tác với khách hàng của công ty. Khi khách hàng muốn trao đổi thông qua email hay cuộc gọi, những đại diện dịch vụ khách hàng đó sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công việc này.
Tuy nhiên, hiện nay, ChatGPT đã được đào tạo để xử lý các câu hỏi cơ bản về dịch vụ khách hàng. Ví dụ như trả lời các câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ, tư vấn và quản lý tài khoản. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến việc loại bỏ các nhân sự đảm nhiệm vị trí này và thay mới bằng trí tuệ AI.
2. Người “phiên dịch” tài liệu kỹ thuật: Họ là những người nghiên cứu các sản phẩm kỹ thuật hay công nghệ phức tạp, sau đó chuyển các khái niệm kỹ thuật chuyên ngành đó thành ngôn ngữ và định dạng dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, hiện nay, ChatGPT đã có thể tự nghiên cứu, tạo ra các nội dung bằng văn bản với độ chính xác và tốc độ cao. Trong tương lai, công cụ này sẽ trở thành mối đe dọa tiềm ẩn.
3. Nhà nghiên cứu thị trường: ChatGPT có thể nhanh chóng phân tích và xử lý một lượng lớn dữ liệu, khiến nó phù hợp cho các nhiệm vụ nghiên cứu thị trường. Điều này có thể dẫn đến việc thay thế con người ở vị trí này.
4. Người phiên dịch: ChatGPT đã được đào tạo rất nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể dịch nhanh nội dung một cách khá chính xác. Thay vì thuê nhiều người phiên dịch, chỉ một mình công cụ AI này đã có thể “cân tất”.
5. Nhà phân tích tài chính: ChatGPT cũng có thể phân tích dữ liệu tài chính và đưa ra dự đoán về xu hướng thị trường. Theo một bài báo gần đây của Yahoo!Finance, ChatGPT có khả năng giải thích chiến lược đầu tư quan trọng của thiên tài Warren Buffett chỉ sau vài giây.
6. Nhà nghiên cứu pháp lý: ChatGPT đã được lập trình về các văn bản pháp luật và có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin liên quan. Với “bộ não” có thể phân tích và chứa lượng thông tin khổng lồ, công cụ này hoàn toàn có lượng kiến thức bằng nhiều nhân sự nghiên cứu pháp lý cộng lại.
7. Các công việc liên quan tới báo chí: Ví dụ, ChatGPT có thể tổng hợp các báo cáo thể thao, cô đọng các biến động của thị trường chứng khoán để biến nó trở thành một bản tóm tắt dễ đọc, dễ hiểu. Với một số công việc viết lách cơ bản, trình độ của ChatGPT hoàn toàn có thể làm được.
Trên đây là 7 công việc có mức lương hàng top, ví dụ như các nhà phân tích tài chính, họ có thể kiếm tới 127.610 USD/năm, tương đương gần 3 tỷ đồng. Nếu bị thay thế, rất nhiều người giàu sẽ mất việc và bị “xóa sổ” khỏi danh sách tinh anh thế giới.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù ChatGPT có khả năng thay thế những công việc thu nhập cao nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các vị trí trong các lĩnh vực này sẽ hoàn toàn bị thay thế. Một số nhiệm vụ có thể vẫn cần sự can thiệp của con người. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của công nghệ AI, những cơ hội việc làm mới cũng sẽ xuất hiện.
Điều quan trọng đối với người lao động đang làm việc trong các lĩnh vực nêu trên là phải cập nhật công nghệ, nâng cao trình độ và thay đổi tư duy để tăng tính cạnh tranh trong thị trường việc làm.
>> Bí mật đằng sau sức mạnh vô tiền khoáng hậu của ChatGPT
Sau một thời gian ngắn thử nghiệm, nhiều ý kiến cho rằng ChatGPT có khả năng thay thế các công việc văn phòng, từ bác sĩ, chuyên gia tư vấn quản lý - những người có mức lương khủng đến mức lương khá như gia sư tại nhà.
Nhiều dự đoán cho rằng, những người có công việc tốt với mức lương lên tới hàng tỷ đồng/ năm sẽ sớm bị “đánh bại” và ChatGPT sẽ trở thành người chiến thắng. Lúc này, con người sẽ chỉ làm những công việc “bình thường” mà thôi.
Dưới đây là các công việc đem về thu nhập khủng có thể sẽ sớm bị ChatGPT thay thế:
1. Đại diện dịch vụ khách hàng: Đây là chức vụ có quyền hạn thay mặt cho tổ chức tương tác với khách hàng của công ty. Khi khách hàng muốn trao đổi thông qua email hay cuộc gọi, những đại diện dịch vụ khách hàng đó sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công việc này.
Tuy nhiên, hiện nay, ChatGPT đã được đào tạo để xử lý các câu hỏi cơ bản về dịch vụ khách hàng. Ví dụ như trả lời các câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ, tư vấn và quản lý tài khoản. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến việc loại bỏ các nhân sự đảm nhiệm vị trí này và thay mới bằng trí tuệ AI.
2. Người “phiên dịch” tài liệu kỹ thuật: Họ là những người nghiên cứu các sản phẩm kỹ thuật hay công nghệ phức tạp, sau đó chuyển các khái niệm kỹ thuật chuyên ngành đó thành ngôn ngữ và định dạng dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, hiện nay, ChatGPT đã có thể tự nghiên cứu, tạo ra các nội dung bằng văn bản với độ chính xác và tốc độ cao. Trong tương lai, công cụ này sẽ trở thành mối đe dọa tiềm ẩn.
3. Nhà nghiên cứu thị trường: ChatGPT có thể nhanh chóng phân tích và xử lý một lượng lớn dữ liệu, khiến nó phù hợp cho các nhiệm vụ nghiên cứu thị trường. Điều này có thể dẫn đến việc thay thế con người ở vị trí này.
4. Người phiên dịch: ChatGPT đã được đào tạo rất nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể dịch nhanh nội dung một cách khá chính xác. Thay vì thuê nhiều người phiên dịch, chỉ một mình công cụ AI này đã có thể “cân tất”.
5. Nhà phân tích tài chính: ChatGPT cũng có thể phân tích dữ liệu tài chính và đưa ra dự đoán về xu hướng thị trường. Theo một bài báo gần đây của Yahoo!Finance, ChatGPT có khả năng giải thích chiến lược đầu tư quan trọng của thiên tài Warren Buffett chỉ sau vài giây.
6. Nhà nghiên cứu pháp lý: ChatGPT đã được lập trình về các văn bản pháp luật và có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin liên quan. Với “bộ não” có thể phân tích và chứa lượng thông tin khổng lồ, công cụ này hoàn toàn có lượng kiến thức bằng nhiều nhân sự nghiên cứu pháp lý cộng lại.
7. Các công việc liên quan tới báo chí: Ví dụ, ChatGPT có thể tổng hợp các báo cáo thể thao, cô đọng các biến động của thị trường chứng khoán để biến nó trở thành một bản tóm tắt dễ đọc, dễ hiểu. Với một số công việc viết lách cơ bản, trình độ của ChatGPT hoàn toàn có thể làm được.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù ChatGPT có khả năng thay thế những công việc thu nhập cao nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các vị trí trong các lĩnh vực này sẽ hoàn toàn bị thay thế. Một số nhiệm vụ có thể vẫn cần sự can thiệp của con người. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của công nghệ AI, những cơ hội việc làm mới cũng sẽ xuất hiện.
Điều quan trọng đối với người lao động đang làm việc trong các lĩnh vực nêu trên là phải cập nhật công nghệ, nâng cao trình độ và thay đổi tư duy để tăng tính cạnh tranh trong thị trường việc làm.
>> Bí mật đằng sau sức mạnh vô tiền khoáng hậu của ChatGPT