Bí mật đằng sau sức mạnh vô tiền khoáng hậu của ChatGPT

V
VNR Content
Phản hồi: 0
ChatGPT đang gây bão trên toàn thế giới. Hàng triệu người dùng liên tục chia sẻ những trải nghiệm thú vị mà họ có được khi trò chuyện với chatbot AI này, từ việc nhờ nó giải toán, viết code, cho đến soạn tiểu luận! ChatGPT thậm chí có thể kiêm cả vai trò một người bạn tâm tình, đưa ra lời khuyên giúp bạn cải thiện các mối quan hệ và giữ gìn sức khỏe, hay hỗ trợ bạn chế ra những câu bông đùa có duyên cho màn hài kịch sắp diễn.
Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc: làm sao AI này có thể xử lý mọi thứ mượt mà đến vậy không? Câu trả lời nằm ở tốc độ và những hiểu biết của nó đối với các chủ đề phức tạp.
Gần đây, OpenAI đã tiết lộ cách thức hoạt động thực sự của ChatGPT trên website của mình. Họ cho biết ChatGPT là một mô hình “anh em” của InstructGPT, vốn được huấn luyện để làm theo một chỉ thị do người dùng đưa ra và trả lại một câu trả lời chi tiết.
Theo một bài viết đăng tải trên BBC Science Focus, mô hình này được huấn luyện bằng hệ thống cơ sở dữ liệu từ internet, bao gồm khối dữ liệu khổng lồ dung lượng 570 GB lấy từ sách báo, wikipedia, các đề tài nghiên cứu, văn bản đăng trên các website, nội dung trích từ các website, và nhiều dạng nội dung cũng như bài viết khác trên internet. Ước tính đã có khoảng 300 tỷ từ được nạp vào hệ thống này!
Là một hệ thống ngôn ngữ quy mô lớn, ChatGPT hoạt động dựa trên xác suất, do đó nó có thể dự đoán được từ hoặc chỉ thị tiếp theo trong một câu hỏi. Điều này trở nên khả thi là nhờ giai đoạn thử nghiệm có giám sát mà mô hình này đã trải qua trước đây.
ChatGPT được nạp vào những câu lệnh đầu vào (input) như “Is tomato a fruit or a vegetable?” (Cà chua là trái cây hay rau?), và nhóm phát triển hiển nhiên có câu trả lời chính xác (đầu ra, output) để nạp vào hệ thống. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo nó sẽ đưa ra một câu trả lời chính xác, bởi vẫn phải dựa vào câu hỏi hay bản chất của chỉ thị. Nếu mô hình hiểu sai, câu trả lời đúng sẽ được nạp lại để huấn luyện nó phản hồi chính xác vào lần tiếp theo, và cũng giúp tăng cường kho tàng kiến thức của nó.
Tiếp đó, ChatGPT trải qua giai đoạn huấn luyện cách so sánh: hệ thống sẽ đưa ra nhiều phản hồi đa dạng, và người huấn luyện sẽ xếp hạng các câu trả lời từ phù hợp nhất cho đến sai.
Có thể nói, ChatGPT vượt trội so với các mô hình hiện có bởi nó liên tục học hỏi và bồi đắp kiến thức, cũng như khả năng nắm bắt bản chất của câu hỏi và chỉ thị, rồi phản hồi sao cho phù hợp, từ đó cho phép nó trả lời được gần như mọi câu hỏi được người dùng đặt ra.

Học tăng cường

Thứ tạo nên sự khác biệt của ChatGPT là nó liên tục học hỏi trong khi dự đoán từ tiếp theo nên đưa ra là gì, và luôn cải thiện khả năng hiểu câu hỏi hay chỉ thị để trở thành một cuốn “bách khoa toàn thư” số.
Bởi được huấn luyện bằng thuật toán học tăng cường, mô hình này học hỏi và tự cập nhật không ngừng nghỉ để tìm ra được câu trả lời phù hợp dựa trên bản chất câu hỏi. Nó còn có thể kiêm vai trò một phần mềm autocomplete (tự điền từ còn thiếu) nhưng thông minh hơn, để hỗ trợ khi bạn bắt đầu gõ một câu nào đó - nói cách khác, nó dự đoán được hành động tiếp theo sắp xảy ra.
Bí mật đằng sau sức mạnh vô tiền khoáng hậu của ChatGPT
Quá trình phát triển của ChatGPT

Những hạn chế

Đa năng là vậy, nhưng ChatGPT vẫn bị khuất phục trước nhiều vấn đề. Ví dụ, nó không thể trả lời được mối liên hệ giữa bản thân với các GAN (mạng đối nghịch tạo sinh), và cần bổ sung thêm nhiều lớp xác thực để thu thập thông tin tốt hơn.
Bên cạnh đó, nhằm giải quyết vấn đề AI có thể bị thao túng để tạo ra các nội dung thiên lệch hay độc hại, OpenAI đã huấn luyện chatbot của họ biết về sự thiên lệch, cũng như giới hạn khả năng phản hồi của nó đối với những câu hỏi không phù hợp với nguyên tắc đặt ra.
Khi bàn về việc liệu ChatGPT có tiềm năng thay thế các nhà phát triển phần mềm trong tương lai hay không, một người dùng Twitter giải thích rằng dù mô hình AI này có thể tạo ra những đoạn văn bản hệt như con người, nó vẫn có những hạn chế trong việc hiểu và kiểm soát các hệ thống phức tạp mà chỉ con người làm được. Chưa hết, một mô hình ngôn ngữ như ChatGPT không có suy nghĩ hay năng lực sáng tạo độc lập, vốn là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà một nhà phát triển phải có. Nói ngắn gọn, dù các mô hình ngôn ngữ quy mô lớn như ChatGPT có thể hỗ trợ các nhà phát triển hoàn thành những tác vụ nhất định, chúng chắc chắn không thể thay thế họ hoàn toàn!

Mở ra xu hướng mới trong lĩnh vực tài chính

Xu hướng liên quan ChatGPT hiện cũng là một trong những chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất trong cộng đồng tài chính, đặc biệt là crypto. Sự phổ biến bất ngờ của chatbot này đã thôi thúc giới đầu tư đua nhau tìm mua những token liên quan đến AI, khiến giá của chúng tăng đến 77%.
Trong số những token được “hưởng xái” nhiều nhất chính là DeepBrain Chain (DBC), với mức tăng 76,7% chỉ trong vòng một tuần sau khi ChatGPT ra mắt. Tiếp sau đó là Numeraire (NMR), token AI có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay, với mức tăng 54,5% cũng trong cùng khoảng thời gian, từ 11,26 USD lên 17,40 USD.
Tham khảo: AnalyticIndiaMag
>> ChatGPT là công nghệ mới thú vị và… đáng sợ nhất năm 2022
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top