Intel đã hoạt động tại EU trong 30 năm, có khoảng 10.000 nhân viên tại 27 quốc gia thành viên. Giờ đây, bộ phân Dịch vụ Đúc mới được thành lập của gã khổng lồ silicon đang trong nhiệm vụ chinh phục thị phần lớn hơn trong không gian bán dẫn. Động thái mới nhất của công ty trong nỗ lực này đó chính là xây dựng một chi nhánh sản xuất mới ở Châu Âu, với nhiệm vụ sản xuất mọi thứ, từ vi điều khiển (microcontroller) cho đến những con chip tiên tiến nhất cho điện thoại, máy tính, máy chủ cũng như cơ sở hạ tầng mạng.
Năm ngoái, Intel đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra một cơ sở sản xuất chip mới tại Châu Âu như một trong chiến lược IDM 2.0 của mình. Thời điểm đó, công ty cho biết, họ sẽ đầu tư lên đến 80 tỉ Euro (tương đương 87,5 tỉ USD) trong vài năm tới để xây dựng ít nhất 2 nhà máy trong khu vực, nhưng vị trí cụ thể của chúng vẫn còn là một bí ẩn.
Hôm nay, công ty đã công bố “Silicon Junction” – giai đoạn đầu trong kế hoạch nhiều năm nhằm tích cực mở rộng và đa dạng hóa khả năng sản xuất của mình. Kế hoạch này bắt đầu với một mega-site nhà máy tiên tiến mới tại Magdeburg, Đức. Nói cách khác, Intel sẽ xây dựng một khuôn viên cơ sở sản xuất với quy mô một thành phố nhỏ. Dự án này sẽ tiêu tốn không dưới 17 tỉ Euro (tương đương 18,6 tỉ USD) từ quỹ đầu tư của Intel. Trên thực tế, Intel cũng đã xây dựng một cơ sở khác tại Columbus, Ohio.
Trung tâm tại Đức sẽ có khoảng 3.000 nhân viên cố định cùng 7.000 công nhân tạm thời cho nỗ lực xây dựng này. Nhưng quan trọng hơn, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch của Liên minh Châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu chip. EU đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt được 20% thị phần trong khối lượng sản xuất bán dẫn vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, các công ty như Intel có thể tận dụng khoản trợ cấp 145 tỉ Euro (tương đương 158,7 tỉ USD) khổng lồ từ Quỹ Phục hồi (Recovery and Resilience Fund) của khối.
Intel dự định sẽ động thổ tại địa điểm Magdeburg trong nửa đầu năm 2023 và sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2027. Điều thú vị là công ty muốn trang bị cho 2 nhà máy ở Magdeburg những công cụ sản xuất tiên tiến, có khả năng sản xuất những con chip trên tiến trình dưới 3nm, chẳng hạn như Intel 20A và Intel 18A. Đây sẽ là những con chip đầu tiên tích hợp công nghệ RibbonFET của Intel – một loại transistor mới được thiết kế cho các sản phẩm “kỷ nguyên Angstrom”.
Tham vọng của Intel tại Châu Âu không dừng lại ở đó. Intel sẽ chi thêm 12 tỉ Euro (tương đương 13,1 tỉ USD) để mở rộng khuôn viên Leixlip, Ireland với một cơ sở sản xuất bổ sung, nâng tổng số đầu tư trong khu vực lên mức 31 tỉ Euro (khoảng 33,9 tỉ USD) và số lượng nhân viên cố định lên mức 6.500.
Ngoài việc mở rộng năng suất cho địa điểm, Intel cũng có kế hoạch trang bị một nhà máy sản xuất mới nhằm mục đích sản xuất những con chip dựa trên tiến trình 4nm của Intel. Đây sẽ là một lợi ích cho giấc mơ “tự chủ chiến lược” của EU. Liên minh Châu Âu có một số dự án lớn xoay các bộ xử lý RISC-V cũng như những hệ thống đám mây hyperscale, có thể hưởng lợi rất nhiều từ chuỗi cung ứng bán dẫn tiên tiến được phát triển tốt tại khu vực.
Ý cũng sẽ nhận được khoản đầu tư 4,5 tỉ Euro (4,9 tỉ USD) từ Intel dưới hình thức một cơ sở sản xuất, có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2025 và tạo ra khoảng 1.500 việc làm lâu dài.
Sau thương vụ mua lại nhà sản xuất chip Israel đặc biệt, Tower Semiconductor, trị giá 5,4 tỉ USD, Intel muốn tận dụng quan hệ đối tác của hãng với chi nhánh STMicroelectronics tại quốc gia này nhằm xây dựng thêm năng lực sản xuất cho những tiến trình trưởng thành. Điều này sẽ có ý nghĩa tích cực đối với các nhà sản xuất ô tô cũng như những ngành công nghiệp phụ thuộc vào các con chip ít tiên tiến hơn.
Hơn nữa, Intel dự định chi hàng tỉ USD trong vài năm tới nhằm mở rộng các trung tâm nghiên cứu và phát triển của mình ở Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha – nơi tập trung các công nghệ đúc, máy tính hiệu năng cao, mạng nơ-ron, đồ họa, công nghệ âm thanh,… Nỗ lực này sẽ tạo ra hơn 1.000 việc làm ở các quốc gia này.
CEO Intel, Pat Gelsinger, tin rằng những khoản đầu tư này sẽ đi một chặng đường dài hướng đến việc xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt hơn cho bán dẫn. Nó không có nghĩa là để giải quyết tình trạng thiếu chip đang diễn ra, nhưng với các khoản đầu tư bổ sung từ những công ty như TSMC, Samsung, cũng như các nhà sản xuất chip nhỏ hơn, toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi những cuộc chiến tranh thương mại, ngừng hoạt động nhà máy và nhu cầu tăng cao.
Nguồn: Tech Spot
Hôm nay, công ty đã công bố “Silicon Junction” – giai đoạn đầu trong kế hoạch nhiều năm nhằm tích cực mở rộng và đa dạng hóa khả năng sản xuất của mình. Kế hoạch này bắt đầu với một mega-site nhà máy tiên tiến mới tại Magdeburg, Đức. Nói cách khác, Intel sẽ xây dựng một khuôn viên cơ sở sản xuất với quy mô một thành phố nhỏ. Dự án này sẽ tiêu tốn không dưới 17 tỉ Euro (tương đương 18,6 tỉ USD) từ quỹ đầu tư của Intel. Trên thực tế, Intel cũng đã xây dựng một cơ sở khác tại Columbus, Ohio.
Intel dự định sẽ động thổ tại địa điểm Magdeburg trong nửa đầu năm 2023 và sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2027. Điều thú vị là công ty muốn trang bị cho 2 nhà máy ở Magdeburg những công cụ sản xuất tiên tiến, có khả năng sản xuất những con chip trên tiến trình dưới 3nm, chẳng hạn như Intel 20A và Intel 18A. Đây sẽ là những con chip đầu tiên tích hợp công nghệ RibbonFET của Intel – một loại transistor mới được thiết kế cho các sản phẩm “kỷ nguyên Angstrom”.
Ngoài việc mở rộng năng suất cho địa điểm, Intel cũng có kế hoạch trang bị một nhà máy sản xuất mới nhằm mục đích sản xuất những con chip dựa trên tiến trình 4nm của Intel. Đây sẽ là một lợi ích cho giấc mơ “tự chủ chiến lược” của EU. Liên minh Châu Âu có một số dự án lớn xoay các bộ xử lý RISC-V cũng như những hệ thống đám mây hyperscale, có thể hưởng lợi rất nhiều từ chuỗi cung ứng bán dẫn tiên tiến được phát triển tốt tại khu vực.
Sau thương vụ mua lại nhà sản xuất chip Israel đặc biệt, Tower Semiconductor, trị giá 5,4 tỉ USD, Intel muốn tận dụng quan hệ đối tác của hãng với chi nhánh STMicroelectronics tại quốc gia này nhằm xây dựng thêm năng lực sản xuất cho những tiến trình trưởng thành. Điều này sẽ có ý nghĩa tích cực đối với các nhà sản xuất ô tô cũng như những ngành công nghiệp phụ thuộc vào các con chip ít tiên tiến hơn.
Hơn nữa, Intel dự định chi hàng tỉ USD trong vài năm tới nhằm mở rộng các trung tâm nghiên cứu và phát triển của mình ở Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha – nơi tập trung các công nghệ đúc, máy tính hiệu năng cao, mạng nơ-ron, đồ họa, công nghệ âm thanh,… Nỗ lực này sẽ tạo ra hơn 1.000 việc làm ở các quốc gia này.
Nguồn: Tech Spot