Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lão hóa?

Lão hóa là cụm từ mà con người luôn nhắc đến, thậm chí bị ám ảnh. Quá trình lão hóa diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có chế độ ăn uống hằng ngày.
Không thể phủ nhận những lợi ích về sức khỏe cũng như tuổi thọ của một chế độ ăn hạn chế protein. Tuy nhiên, vẫn chưa có những bằng chứng thực tế vì các phát hiện này đều đến từ động vật được nghiên cứu ở phòng thí nghiệm.
Những bằng chứng ở con người còn hạn chế, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy những cơ chế phổ biến trong các chế độ ăn kiêng có thể tạo ra lợi ích để chống lại tác động của lão hóa.

Vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn

Con người ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với những chế độ ăn chống lão hóa, sự đa dạng của các chế độ ăn này dẫn đến một số nhầm lẫn. Tiến sĩ Matt Kaerberlein cùng các đồng nghiệp trong nghiên cứu về chế độ ăn này, đã xem xét những bằng chứng về chế độ ăn kiêng khẳng định tác dụng chống lão hóa so với cách tiếp cận hạn chế calo tiêu chuẩn.
Bài báo có tựa đề "Antiaging diets: Separating fact from fiction" (Chế độ ăn kiêng chống lão hóa: Phân biệt thực tế và sự hư cấu) của họ đã được xuất bản trực tuyến trên tạp chí Science. Những điều tra đã đề cập đến các chế độ ăn ketogenic, nhịn ăn gián đoạn, chế độ giả nhịn ăn, hạn chế protein và chế độ ăn hạn chế các axit amin cụ thể - methionine, tryptophan hoặc các axit amin.

[IMG alt="
Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lão hóa?"]https://cdn.vnreview.vn/720896_7084...74256b8f3e5e22985f4d8da7eb89&width=1080[/IMG]
Kaerberlein cho biết “Bởi vì những chế độ ăn này đang được khuyến nghị cho công chúng, cho nên chúng tôi nhận thấy điều quan trọng là phải thực hiện những đánh giá khách quan về các bằng chứng hỗ trợ tác động của chúng đối với sự lão hóa trong các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng"
Tiến sĩ ngành dinh dưỡng và ăn kiêng, Lauri Wright, cũng nhận xét: "Tôi thấy bài báo là một đánh giá rất toàn diện, có phạm vi về các phương pháp ăn kiêng chống lão hóa khác nhau và kết quả của chúng".

Những ngộ nhận liên quan đến các chế độ ăn kiêng chống bệnh tật

Hạn chế calo
Đã có nhiều báo cáo về việc kéo dài tuổi thọ và sức khỏe khi hạn chế calo. Tuy nhiên, việc hạn chế calo trong khẩu phần ăn không kéo dài tuổi thọ của con người. Nghiên cứu này đã được tiến hành sơ bộ trên loài chuột và khỉ.
Các chất dinh dưỡng đa lượng riêng lẻ là 'tốt' hay 'có hại' đối với sự lão hóa
Chỉ tập trung vào các chất dinh dưỡng đa lượng như protein hoặc carbohydrate sẽ không đánh giá được 1 cách tổng thể. Bởi vì thành phần của chế độ ăn, tổng lượng calo, khoảng cách các bữa ăn đều ảnh hưởng đến tuổi thọ và sức khỏe.
Việc hạn chế calo chỉ kéo dài tuổi thọ qua việc phòng ngừa bệnh ung thư
Những nghiên cứu trên loài gặm nhấm đã báo cáo tác dụng chống ung thư từ chế độ ăn hạn chế calo. Chế độ này cũng làm trì hoãn sự suy giảm liên quan đến tuổi tác trong các mô miễn dịch não, tim, cơ, thận, hay cơ quan sinh sản.

Những phát hiện gây ngạc nhiên

[IMG alt="
Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lão hóa?"]https://cdn.vnreview.vn/589824_7084...09e67abe9d09fb6a713d4236a4b9&width=1080[/IMG]
Kaerberlein nói "chúng tôi khá ngạc nhiên là bằng chứng thực tế về lợi ích đối với tuổi thọ và sức khỏe của loài chuột khi sử dụng các biện pháp can thiệp kiểm soát hạn chế calo" Có nghĩa là những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về việc nhịn ăn gián đoạn, hạn chế protein... đều hạn chế đáng kể lượng calo mà động vật tiêu thụ.
Cách nghiên cứu này cũng gây khó khăn cho việc tách biệt các tác dụng chống lão hóa của từng chế độ ăn (chẳng hạn như nếu giảm 20% đến 40% lượng calo thì tác động chống lão hóa sẽ thay đổi như thế nào). Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm trong điều kiện calo không đổi thì các tác động này khá nhỏ hoặc gần như không tồn tại.
Những ngoại lệ trong số các biện pháp can thiệp chế độ ăn uống là việc hạn chế methionine và hạn chế axit amin trong ăn kiêng, tuy nhiên nó chưa được nghiên cứu rộng rãi trên động vật thí nghiệm và nó cũng không thể thực hiện trên người ở thời điểm hiện tại.

Can thiệp về chế độ ăn còn phụ thuộc vào gen

Một điều khác cũng gây cũng làm Kaerberlein ngạc nhiên đó chính là tác động của gen di truyền đến kết quả của quá trình nghiên cứu can thiệp chế độ ăn uống tiền lâm sàng, nhưng điều này lại bị bỏ qua, chẳng hạn như nhiều nghiên cứu chỉ được thực hiện trên các dòng chuột lai cận huyết.
Các nghiên cứu khác ở các sinh vật đa dạng hơn về di truyền, gồm chuột hoang dã, ruồi giấm và nấm men nảy mầm cho thấy: "Một tập hợp con các nguồn gốc di truyền không có phản ứng về tuổi thọ, một số bị rút ngắn tuổi thọ"
"Không có gì ngạc nhiên về vấn đề kiểu gen và môi trường phản ứng khác nhau khi bị can thiệp về chế độ ăn uống. Nhưng sự mâu thuẫn ở đây chính là những biện pháp can thiệp đã trình bày trong các tài liệu khoa học (hay sách đã phát hành đến công chúng) công bố nó có lợi đối với quá trình lão hóa thì nó lại có hại trên khoảng 25% nguồn gốc di truyền trong các bài kiểm tra"

Những cảnh báo khác

Các tác giả nghiên cứu cũng đã nhận định "Mặc dù nhiều người có xu hướng cho rằng các biện pháp can thiệp bằng chế độ ăn uống là an toàn, nhưng thực chất tác dụng sinh học của các chế độ ăn kiêng lại ít hiệu quả hơn các biện pháp can thiệp về dược lý" "Giống như bất kỳ loại thuốc nào, các biện pháp can thiệp vào chế độ ăn uống có phản ứng theo liều lượng và ở 'liều lượng' đủ cao sẽ dẫn đến các tác dụng phụ đáng kể và cuối cùng là tử vong."

[IMG alt="
Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lão hóa?"]https://cdn.vnreview.vn/917504_7084...3b134695805c5e2e0d8127cd16b9&width=1080[/IMG]

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý đến những tác dụng phụ tiềm ẩn của chế độ ăn hạn chế calo, chẳng hạn như mất ham muốn và rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề tâm lý, mệt mỏi mãn tính, ngủ kém, yếu cơ, dễ bị nhiễm trùng, khó lành vết thương,...
"Cũng có những bằng chứng cho thấy việc hạn chế protein có hại nhất là ở những người lớn tuổi"
"Tất cả các chiến lược ăn kiêng này đều có nhiều tác dụng phụ - ngay cả đói cũng là một tác dụng phụ, nhưng nó chưa được đánh giá cẩn thận ở cả động vật thí nghiệm và ở người"

Lời khuyên cho mọi người lúc này và cẩn trọng vì vẫn chưa có những bằng chứng thuyết phục trong các nghiên cứu tiền lâm sàng hoặc lâm sàng cho thấy bất kỳ chế độ ăn kiêng nào trong số này sẽ tác động đáng kể đến tuổi thọ, đặc biệt khi chúng ta không thừa cân và có chế độ thể dục hợp lý. Điều này đồng thời cũng nói rằng "đối với những người thừa cân thì một số chế độ ăn kiêng này sẽ hữu ích trong việc giảm cân khỏe mạnh, đặc biệt là nếu kết hợp với tập thể dục"

Đi đôi với số lượng là chất lượng

"Mặc dù các bằng chứng về độ ăn chống lão hóa đến từ các nghiên cứu chưa được tiến hành trên con người nhưng nó vẫn chứng minh vai trò của chế độ ăn đối với sức khỏe và lão hóa" Tiến sĩ Lauri Wright nhận định.
Những khuyến nghị khác liên quan đến các vấn đề về duy trì trọng lượng cho một cơ thể khỏe mạnh, ăn nhiều rau và trái cây, chọn ngũ cốc nguyên hạt đồng thời tránh thêm đường, ăn protein nạc bao gồm cá và nhiều protein thực vật hơn như đậu, và chọn chất béo không bão hòa.

Cần nghiên cứu chi tiết hơn về thực đơn cá nhân

Kaerberlein nói: “Tôi hy vọng chúng ta sẽ thấy được sự tiến bộ trong việc hiểu kiểu gen và môi trường của cá nhân tác động như thế nào đến phản ứng đối với các can thiệp chế độ ăn uống khác nhau nhằm hướng tới mục tiêu tối ưu hóa lợi ích sức khỏe ở cấp độ cá nhân" Một con đường khác chính là việc nghiên cứu cơ chế đằng sau cách thức hoạt động của những chế độ ăn kiêng này ở động vật và các sinh vật khác có thể sử dụng để làm bằng chứng đối đối với quá trình lão hóa ở người"
Nguồn
WebMD
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top