VNR Content
Pearl
CEO Tesla, Elon Musk, từng nói rằng công ty sẽ tung ra bản beta của phần mềm xe tự lái hoàn chỉnh cho 1.000 người dùng vào dịp cuối tuần này.
Ấy thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có chiếc xe hơi nào thực sự có khả năng tự lái được bán ra thị trường - theo các chuyên gia về xe tự hành và Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc lộ Quốc gia (NHTSA, Mỹ). Chế độ “tự lái hoàn chỉnh” mà Tesla quảng cáo trên thực tế không khác chế độ kiểm soát hành trình (cruise control) tiên tiến là bao!
Nhiều đoạn video đăng tải trên internet bởi những khách hàng đã mở khoá tính năng này cho thấy nó có thể dừng xe khi gặp đèn đỏ và chuyển hướng khá mượt ở các giao lộ, nhưng trong một số tình huống, nó vẫn vô tình đâm đầu vào phía người đi đường hoặc nhầm lẫn… mặt trăng là đèn giao thông.
Tesla nói rằng tài xế vẫn cần phải quan sát và sẵn sàng nắm quyền kiểm soát trong bất kỳ tình huống nào, và công ty chỉ cho phép những người dùng mà họ đánh giá là lái xe an toàn nhất tiếp cận sớm với hệ thống.
Mặc cho những hạn chế, Tesla vẫn thoải mái gọi công nghệ của mình là “tự lái hoàn chỉnh”. Người dùng Tesla khi tải về bản beta của phần mềm sẽ phải đánh dấu vào ô xác nhận rằng họ hiểu bản thân có trách nhiệm luôn ở trạng thái báo động với hai tay đặt trên vô lăng, và phải chuẩn bị để ứng phó bất kỳ lúc nào. Và cũng tại trang tải phần mềm này, Tesla ghi rõ “Tự lái hoàn chỉnh” không biến xe Tesla thành xe tự hành!
Điều đáng nói là khi một người đặt mua xe Tesla trên website của hãng, họ sẽ thấy công nghệ này được miêu tả bằng một dòng chữ “tự lái hoàn chỉnh” cỡ lớn, in đậm, nhưng đoạn nội dung nhỏ hơn đặt ngay bên dưới lại nói công nghệ này thực chất chỉ là công nghệ hỗ trợ tài xế. Các loại công nghệ hỗ trợ tài xế được thiết kế để giúp con người an toàn hơn trong quá trình lái xe, bao gồm những tính năng như cảnh báo va chạm phía trước, cảnh báo điểm mù, và cảnh báo lệch làn đường.
“Vấn đề ở đây là Tesla nhập nhằng giữa hai bên” - theo Bryan Reimer, nhà khoa học tại MIT AGELab. Reimer từng thực hiện một nghiên cứu về sự chú ý của tài xế khi sử dụng các tính năng mà Tesla cung cấp.
Chính phủ Mỹ không có bất kỳ tiêu chuẩn về mặt hiệu năng nào đối với các loại công nghệ hỗ trợ tài xế tự động - Reimer nói. Tesla hay bất kỳ nhà sản xuất xe hơi nào về cơ bản có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn liên quan đến những công nghệ đó.
“Chúng ta lệ thuộc vào các nhà sản xuất nếu muốn có các hệ thống an toàn. Chúng ta lệ thuộc vào những người tài xế muốn đối đầu với nguy cơ” - theo Cathy Chase, chủ tịch Hiệp hội An toàn Xe hơi và Cao tốc. “Sự kết hợp của cả hai là thời cơ hoàn hảo dẫn đến những thảm hoạ trong tương lai”
Có những dấu hiệu cho thấy NHTSA dự định kiểm soát những công nghệ hỗ trợ tài xế, nhưng bao lâu nữa họ mới làm điều đó thì không ai biết. Có thể sẽ mấy nhiều năm chúng ta mới đưa ra được một bộ quy tắc hoàn chỉnh, và đôi lúc một uỷ ban nào đó có thể tạm ngưng quy trình mà uỷ ban trước đó đã bắt đầu. Hồi đầu năm nay, NHTSA đã kêu gọi biên soạn một bộ quy tắc nhằm đặt ra những tiêu chuẩn hiệu năng đối với hệ thống phanh khẩn cấp tự động, cũng như quy định cụ thể bài test để xác định liệu các nhà sản xuất xe hơi có tuân thủ hay không.
Mùa hè vừa qua, NHTSA cũng đã mở một cuộc điều tra đối với các phương tiện Tesla trong khi sử dụng Autopilot. Chase cho biết bà quan ngại rằng công nghệ của Tesla có thể đóng một vai trò nào đó trong những loại tai nạn giao thông mà chúng ta chưa thể ngờ tới.
Các chuyên gia xe tự hành từ lâu đã cảnh báo về hệ thống “tự lái hoàn chỉnh” của Tesla, và phiên bản sơ khai hơn của nó là Autopilot, có thể khiến tài xe quá tin tưởng vào công nghệ. Đã có những tài xế xe Tesla không qua khỏi trong nhiều vụ tai nạn kinh hoàng khi sử dụng Autopilot, khiến Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia (Mỹ) phải đặc biệt chú ý.
Nghị sỹ Ed Markey và Richard Blumenthal đã kêu gọi Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra Tesla và thực hiện những biện pháp cứng rắn bởi chiến lược marketing của Tesla luôn đề cao khả năng tự hành của các phương tiện do họ sản xuất.
“Khi kỳ vọng của tài xế vượt qua khả năng của phương tiện, những vụ tai nạn nghiêm trọng và kinh hoàng có thể xảy ra” - hai nghị sỹ viết như vậy.
FTC, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trước những hành vi kinh doanh gian dối và phi đạo đức, từ chối tiết lộ tại sao chưa thực hiện bất kỳ biện pháp nào với Tesla, đồng thời cho biết sẽ không bình luận về việc liệu có mở bất kỳ cuộc điều tra nào hay không.
Thay vì kiểm soát công nghệ hỗ trợ tài xế, họ lại tập trung vào các phương tiện tự hành, tức những loại xe hơi không cần vô lăng hay chân ga. Hạ viện Mỹ vào năm 2017 từng thông qua một bột luật liên quan xe tự lái. NHTSA cũng từng tung ra nhiều bản hướng dẫn dành cho các phương tiện tự hành hoàn chỉnh.
“Họ đã nhảy cóc nhiều bước, trong khi không đề cập đến những thứ có thể cứu mạng mọi người ngay trước mắt” - Chase nói.
Quyết định tập trung vào công nghệ mang tính cách mạng nói trên được đưa ra sau nhiều năm “nghe ngóng” những chiến dịch marketing hoành tráng từ phía các công ty xe tự lái. Một vài trong số những cái tên lớn nhất trong ngành công nghiệp tiết lộ rằng công nghệ này mới chỉ còn cách chúng ta vài năm nữa. Nhưng phần mềm tự lái lại cực kỳ khó thực hiện và các công ty liên tục không đạt được cột mốc đề ra ban đầu. Chỉ có Waymo hiện cung cấp một dịch vụ xe taxi tự lái, và chúng chỉ hoạt động ở khu vực Phoenix mà thôi. Vào những ngày mưa, xe của Waymo vẫn phải có người ngồi sau vô lăng.
Bryant Walker Smith, giáo sư tại trường luật Nam Carolina, nói rằng các cơ quan quản lý ở châu Âu đã đi trước Mỹ rất xa liên quan việc kiểm soát công nghệ hỗ trợ tài xế. Smith nói rằng những công nghệ như phát hiện người đi bộ và tự động phanh nên được trang bị cho những mẫu xe mới, và nên có những tiêu chuẩn về hiệu năng để đánh giá chúng.
“Chúng là những thứ dễ dàng hơn. Chúng ta có thể cứu được nhiều mạng sống ngay lúc này thay vì trông chờ những chiếc xe hơi tự lái” - Smith nói.
Tham khảo: CNN
Ấy thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có chiếc xe hơi nào thực sự có khả năng tự lái được bán ra thị trường - theo các chuyên gia về xe tự hành và Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc lộ Quốc gia (NHTSA, Mỹ). Chế độ “tự lái hoàn chỉnh” mà Tesla quảng cáo trên thực tế không khác chế độ kiểm soát hành trình (cruise control) tiên tiến là bao!
Nhiều đoạn video đăng tải trên internet bởi những khách hàng đã mở khoá tính năng này cho thấy nó có thể dừng xe khi gặp đèn đỏ và chuyển hướng khá mượt ở các giao lộ, nhưng trong một số tình huống, nó vẫn vô tình đâm đầu vào phía người đi đường hoặc nhầm lẫn… mặt trăng là đèn giao thông.
Tesla nói rằng tài xế vẫn cần phải quan sát và sẵn sàng nắm quyền kiểm soát trong bất kỳ tình huống nào, và công ty chỉ cho phép những người dùng mà họ đánh giá là lái xe an toàn nhất tiếp cận sớm với hệ thống.
Điều đáng nói là khi một người đặt mua xe Tesla trên website của hãng, họ sẽ thấy công nghệ này được miêu tả bằng một dòng chữ “tự lái hoàn chỉnh” cỡ lớn, in đậm, nhưng đoạn nội dung nhỏ hơn đặt ngay bên dưới lại nói công nghệ này thực chất chỉ là công nghệ hỗ trợ tài xế. Các loại công nghệ hỗ trợ tài xế được thiết kế để giúp con người an toàn hơn trong quá trình lái xe, bao gồm những tính năng như cảnh báo va chạm phía trước, cảnh báo điểm mù, và cảnh báo lệch làn đường.
“Vấn đề ở đây là Tesla nhập nhằng giữa hai bên” - theo Bryan Reimer, nhà khoa học tại MIT AGELab. Reimer từng thực hiện một nghiên cứu về sự chú ý của tài xế khi sử dụng các tính năng mà Tesla cung cấp.
Chính phủ Mỹ không có bất kỳ tiêu chuẩn về mặt hiệu năng nào đối với các loại công nghệ hỗ trợ tài xế tự động - Reimer nói. Tesla hay bất kỳ nhà sản xuất xe hơi nào về cơ bản có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn liên quan đến những công nghệ đó.
“Chúng ta lệ thuộc vào các nhà sản xuất nếu muốn có các hệ thống an toàn. Chúng ta lệ thuộc vào những người tài xế muốn đối đầu với nguy cơ” - theo Cathy Chase, chủ tịch Hiệp hội An toàn Xe hơi và Cao tốc. “Sự kết hợp của cả hai là thời cơ hoàn hảo dẫn đến những thảm hoạ trong tương lai”
Có những dấu hiệu cho thấy NHTSA dự định kiểm soát những công nghệ hỗ trợ tài xế, nhưng bao lâu nữa họ mới làm điều đó thì không ai biết. Có thể sẽ mấy nhiều năm chúng ta mới đưa ra được một bộ quy tắc hoàn chỉnh, và đôi lúc một uỷ ban nào đó có thể tạm ngưng quy trình mà uỷ ban trước đó đã bắt đầu. Hồi đầu năm nay, NHTSA đã kêu gọi biên soạn một bộ quy tắc nhằm đặt ra những tiêu chuẩn hiệu năng đối với hệ thống phanh khẩn cấp tự động, cũng như quy định cụ thể bài test để xác định liệu các nhà sản xuất xe hơi có tuân thủ hay không.
Mùa hè vừa qua, NHTSA cũng đã mở một cuộc điều tra đối với các phương tiện Tesla trong khi sử dụng Autopilot. Chase cho biết bà quan ngại rằng công nghệ của Tesla có thể đóng một vai trò nào đó trong những loại tai nạn giao thông mà chúng ta chưa thể ngờ tới.
Các chuyên gia xe tự hành từ lâu đã cảnh báo về hệ thống “tự lái hoàn chỉnh” của Tesla, và phiên bản sơ khai hơn của nó là Autopilot, có thể khiến tài xe quá tin tưởng vào công nghệ. Đã có những tài xế xe Tesla không qua khỏi trong nhiều vụ tai nạn kinh hoàng khi sử dụng Autopilot, khiến Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia (Mỹ) phải đặc biệt chú ý.
Nghị sỹ Ed Markey và Richard Blumenthal đã kêu gọi Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra Tesla và thực hiện những biện pháp cứng rắn bởi chiến lược marketing của Tesla luôn đề cao khả năng tự hành của các phương tiện do họ sản xuất.
“Khi kỳ vọng của tài xế vượt qua khả năng của phương tiện, những vụ tai nạn nghiêm trọng và kinh hoàng có thể xảy ra” - hai nghị sỹ viết như vậy.
FTC, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trước những hành vi kinh doanh gian dối và phi đạo đức, từ chối tiết lộ tại sao chưa thực hiện bất kỳ biện pháp nào với Tesla, đồng thời cho biết sẽ không bình luận về việc liệu có mở bất kỳ cuộc điều tra nào hay không.
Chọn nhầm công nghệ
Theo các chuyên gia về luật và phương tiện tự hành, NHTSA và Quốc hội Mỹ - cơ quan có thể yêu cầu NHTSA kiểm soát những công nghệ cụ thể - đã bỏ lỡ cơ hội để tập trung vào công nghệ hỗ trợ tài xế trong vài năm trở lại đây.Thay vì kiểm soát công nghệ hỗ trợ tài xế, họ lại tập trung vào các phương tiện tự hành, tức những loại xe hơi không cần vô lăng hay chân ga. Hạ viện Mỹ vào năm 2017 từng thông qua một bột luật liên quan xe tự lái. NHTSA cũng từng tung ra nhiều bản hướng dẫn dành cho các phương tiện tự hành hoàn chỉnh.
“Họ đã nhảy cóc nhiều bước, trong khi không đề cập đến những thứ có thể cứu mạng mọi người ngay trước mắt” - Chase nói.
Quyết định tập trung vào công nghệ mang tính cách mạng nói trên được đưa ra sau nhiều năm “nghe ngóng” những chiến dịch marketing hoành tráng từ phía các công ty xe tự lái. Một vài trong số những cái tên lớn nhất trong ngành công nghiệp tiết lộ rằng công nghệ này mới chỉ còn cách chúng ta vài năm nữa. Nhưng phần mềm tự lái lại cực kỳ khó thực hiện và các công ty liên tục không đạt được cột mốc đề ra ban đầu. Chỉ có Waymo hiện cung cấp một dịch vụ xe taxi tự lái, và chúng chỉ hoạt động ở khu vực Phoenix mà thôi. Vào những ngày mưa, xe của Waymo vẫn phải có người ngồi sau vô lăng.
Bryant Walker Smith, giáo sư tại trường luật Nam Carolina, nói rằng các cơ quan quản lý ở châu Âu đã đi trước Mỹ rất xa liên quan việc kiểm soát công nghệ hỗ trợ tài xế. Smith nói rằng những công nghệ như phát hiện người đi bộ và tự động phanh nên được trang bị cho những mẫu xe mới, và nên có những tiêu chuẩn về hiệu năng để đánh giá chúng.
“Chúng là những thứ dễ dàng hơn. Chúng ta có thể cứu được nhiều mạng sống ngay lúc này thay vì trông chờ những chiếc xe hơi tự lái” - Smith nói.
Tham khảo: CNN