Chỉ vì quốc gia này mà Liên minh Châu Âu không thể đưa gói viện trợ 50 tỷ Euro đến Ukraine

“Tóm tắt phiên làm việc tối nay: Bác bỏ việc viện trợ tài chính cho Ukraine”, Thủ tướng Hungary Viktor Orban trả lời các phóng viên sau cuộc họp ở thủ đô Brussels (Bỉ) tối 14/12 (giờ địa phương).
Giới chóp bu của EU cho biết việc đàm phán về tăng cường viện trợ cho Ukraine sẽ tiếp tục được thảo luận vào đầu năm 2024. Hiện, chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky được cho đang phụ thuộc lớn vào nguồn viện trợ từ Mỹ cũng như khối kinh tế-chính trị này.
Được biết, quyết định được ông Orban công bố sau khi cuộc họp giữa lãnh đạo các nước thành viên EU ra quyết định mở cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Ukraine và Moldova, đồng thời trao tư cách thành viên dự khuyết cho Georgia (bước tiếp theo sau khi kết thúc đàm phán về tư cách thành viên EU).
Trước đó, phía Hungary đã nhiều lần phản đối việc EU cân nhắc việc kết nạp Ukraine, tuy nhiên chưa công khai phủ quyết động thái trên trước ngày hôm qua.
Chỉ vì quốc gia này mà Liên minh Châu Âu không thể đưa gói viện trợ 50 tỷ Euro đến Ukraine
Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong một cuộc họp ở EU (Ảnh: The Telegraph).
Trả lời truyền thông nước này, ông Orban nói bản thân “đã dành 8 tiếng đồng hồ để ngăn cản những người đồng cấp tại EU đưa ra quyết định mở đàm phán về tư cách thành viên với Ukraine, tuy nhiên không thể thuyết phục họ”.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gọi đây là một “thắng lợi” sau khi EU đưa ra quyết định trên. Mặc dù vậy, quá trình tiến đến việc trở thành viên chính thức vẫn còn nhiều chông gai ở phía trước, khi quy tắc kết nạp thành viên của EU (tiêu chuẩn Copenhagen) yêu cầu sự ổn định về thể chế chính trị, nền kinh tế và áp dụng đầy đủ khung pháp lý chính của EU (the Community Acquis) để một quốc gia có thể trở thành viên chính thức.
Một trong những trường hợp tiêu biểu về sự khó khăn trong việc trở thành viên chính thức của EU là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia bày tỏ nguyện vọng gia nhập khối từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi nộp đơn xin gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1987.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán tư cách thành viên đối với quốc gia đã bị đình trệ kể từ năm 2016, sau khi EU chỉ trích chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan vi phạm nhân quyền và có nhiều lỗ hổng trong hệ thống nhà nước pháp quyền, một trong những yếu tố mà khối này đặc biệt quan tâm.
Theo BBC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top