Chỉ với một tính năng, Apple đã khiến nhiều công ty tài chính phải lo sợ

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Nhà sản xuất iPhone đã công bố kế hoạch tung ra Apple Pay Later, một dịch vụ cho phép người dùng thanh toán mọi thứ theo hình thức trả góp hàng tháng mà không tính lãi suất.
Chỉ với một tính năng, Apple đã khiến nhiều công ty tài chính phải lo sợ
Việc Apple tham gia vào thị trường tài chính với dịch vụ “mua ngay, trả sau” đã góp phần nâng cao thị phần của Apple trong số các công ty fintech đi đầu xu hướng này.
Mới đây, nhà sản xuất iPhone đã công bố kế hoạch tung ra các khoản vay “trả sau”, mở rộng một loạt các sản phẩm dịch vụ tài chính bao gồm thanh toán di động và thẻ tín dụng. Với tên gọi là Apple Pay Later, dịch vụ này sẽ cho phép người dùng thanh toán mọi thứ trong bốn lần trả góp bằng nhau, trả hàng tháng không tính lãi suất.
Dịch vụ mới đặt các công ty như PayPal, Affirm và Klarna vào tình thế khó xử. Điều đáng sợ là Apple, công ty trị giá 2 ngàn tỷ USD và là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới có thể thu hút khách hàng từ các dịch vụ của đối thủ dễ dàng. Cổ phiếu của Affirm đã giảm 17% cho đến nay trong tuần này.
Thị trường mua ngay, trả sau (BNPL) đã có dấu hiệu khó khăn. Tháng trước, Klarna đã sa thải 10% lực lượng lao động toàn cầu, đổ lỗi cho cuộc chiến ở Ukraina và lo ngại về suy thoái.
Lạm phát, lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại đã khiến tương lai của ngành bị nghi ngờ. Chi phí đi vay leo thang đã làm cho một số công ty hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn.
Charles McManus, CEO của công ty fintech ClearBank của Vương quốc Anh chia sẻ với CNBC tại hội nghị Money 20/20 Europe ở Amsterdam: “Họ sẽ gặp rắc rối vì tín dụng luôn phải giải phóng và được trả lại".
McManus cho biết lĩnh vực này đang đẩy mọi người vào khoản nợ mà họ không có khả năng trả và do đó cần được quản lý. Vương quốc Anh đang tìm cách thúc đẩy thông qua quy định BNPL, trong khi các nhà quản lý tại Mỹ đã mở một cuộc điều tra vào lĩnh vực này.
McManus cho biết lĩnh vực này đang đẩy mọi người vào khoản nợ mà họ không có khả năng trả và do đó cần được quản lý. Vương quốc Anh đang tìm cách thúc đẩy thông qua quy định BNPL, trong khi các nhà quản lý Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra vào lĩnh vực này.
McManus cho hay: “Tôi thanh toán hóa đơn xăng hay trả hết chiếc ghế bành mà tôi đã mua ba năm trước bằng khoản tín dụng không lãi suất sắp đến hạn thanh toán?”.
Chỉ với một tính năng, Apple đã khiến nhiều công ty tài chính phải lo sợ

Apple cho biết họ sẽ xử lý việc cho vay và kiểm tra tín dụng đối với Apple Pay Later thông qua một công ty con nội bộ. Động thái này là một bước đi quan trọng giúp mang lại cho Apple một vai trò lớn hơn nhiều trong các dịch vụ tài chính so với hiện tại.
Phát biểu trên CNBC hôm thứ Sáu, CEO Klarna Sebastian Siemiatkowski cho biết việc ra mắt Apple Pay Later là một điều "tuyệt vời" đối với người tiêu dùng và bảo vệ mô hình kinh doanh của công ty ông.
Ông khẳng định: “Đây là một mô hình tốt hơn cho người tiêu dùng so với mô hình truyền thống của thẻ tín dụng. Klarna là một người cho vay nhanh nhẹn hơn so với các ngân hàng và chống suy thoái”.
Ken Serdons, giám đốc thương mại của start-up thanh toán Mollie cho biết tính năng BNPL của Apple “nâng tầm” cho các fintech đang hoạt động trên thị trường. Mollie cung cấp các khoản vay trả góp thông qua quan hệ đối tác với công ty fintech đồng nghiệp.
“Không gian BNPL đang trở nên đông đúc với rất nhiều người chơi mới vẫn tham gia thị trường. Sẽ rất khó để những người chơi nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả với những người chơi giỏi nhất hiện có”.
Tuy nhiên, James Allum, phó chủ tịch cấp cao khu vực châu Âu của công ty thanh toán Payoneer cho biết có đủ chỗ trên thị trường cho nhiều công ty khác nhau cạnh tranh. Các doanh nghiệp nên xem xét các cơ hội hợp tác hơn là cạnh tranh và các mối đe dọa.
Nguồn: CNBC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top