Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã ghép 24 ống kính Canon EF 400mm f/2.8 lại với nhau và đặt tên hệ thống Dragonfly Telephoto Array nhằm mục đích chụp các ngôi sao xa xôi.
Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng
Dragonfly Telephoto Array là một hệ thống kính thiên văn, với nhiều ống kính Canon 400mm f/2.8L IS II USM được gộp lại với nhau. Cụm kính thiên văn này được thiết kế vào năm 2013 bởi nhóm nghiên cứu Project Dragonfly – một nhóm nghiên cứu quốc tế từ Đại học Yale và Đại học Toronto. Dragonfly Telephoto Array có khả năng chụp loại toàn bộ hình ảnh thiên hà vốn khá phai nhạt và lớn đến nỗi khó có thể hiện rõ trong những kính thiên văn thông thường lớn nhất. Nhóm nghiên cứu có nhiệm vụ phân tích vũ trụ có độ sáng bề mặt thấp nhằm làm sáng tỏ bản chất của vật chất tối và tận dụng khái nhiệm kính thiên văn phân tán.
Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng
Dragonfly Telephoto Array được thiết lập tại New Mexico
Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng
Quá trình lắp đặt Dragonfly Telephoto Array, vốn ban đầu chỉ có 3 ống kính Các nhà khoa học giải thích: “Dragonfly Telephoto Array là kính thiên văn khảo sát ưu việt để tìm kiếm các vật thể mờ nhạt, khuếch tán trong bầu trời đêm. Nó cho phép chúng tôi khám phá các thiên hà siêu khuếch tán cũng như những hiện tượng độ sáng bề mặt thấp khác, mang đến các hình ảnh giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách hình thành những thiên hà và cung cấp những hiểu biết quan trọng về bản chất của vật chất tối.” Để hỗ trợ nghiên cứu này, Canon đã hỗ trợ kỹ thuật cho nhóm nghiên cứu bằng cách cung cấp 40 ống kính Canon EF 400mm f/2.8L IS II USM trong năm 2015, và đã được mở rộng lên 48 ống kính, với 24 ống kính được gộp lại với nhau trên 2 ngàm riêng biệt. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã tạo ra những kết quả đáng kể trong thiên văn học ngoài ngân hà, bao gồm việc phát hiện ra thiên hà siêu khuếch tán Dragonfly 44 vào năm 2016 và xác định một thiên hà thiếu vật chất tối, có tên là NGC 1052-DF2, trong năm 2018.
Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng
Dragonfly Telephoto Array trước năm 2015
Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng
Canon sẽ mở rộng hỗ trợ dự án và hỗ trợ kỹ thuật cho nhóm nghiên cứu cũng như cung cấp thêm 120 ống kính Canon EF 400mm f/2.8L IS II USM, bổ sung vào loạt ống kính ban đầu mà thương hiệu Nhật Bản đã cung cấp cách đây 6 năm.
Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng
Hình ảnh chụp từ Dragonfly Telephoto Array Các nhà nghiên cứu cho biết: “Với việc bổ sung 120 ống kính này cho một thiết lập mới được phát triển cho phép sử dụng các bộ lọc cực hẹp, Dragonfly sẽ là cỗ máy lập bản đồ đường quang phổ trường rộng mạnh mẽ nhất hiện nay.” “Mục tiêu chính của phiên bản cải thiện tiếp theo đối với hệ thống Dragonfly chính là phát hiện và nghiên cứu loại khí mờ được cho là tồn tại xung quanh cũng như giữa các thiên hà. Bằng cách mở cửa số này trên vũ trụ, Dragonfly sẽ giải quyết một số câu hỏi quan trọng nhất trong vật lý thiên văn ngày nay.”
Chiêm ngưỡng kính thiên văn được ghép từ 24 ống kính Canon, giá trị lên tới hơn 270 triệu đồng
Hình ảnh render mô tả cách thiết lập hệ thống 168 ống kính Với tổng số 168 ống kính, cụm kính thiên văn mới có khả năng thu thập ánh sáng tương đương với 1 kính thiênn văn khúc xạ đường kính 1,8 mét, với tiêu cự chỉ 40cm. Canon và Project Dragonfly dự định sẽ bổ sung khả năng “mở các cửa sổ mới vào vũ trụ”. Nguồn: PetaPixel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top