Chim ác là giúp nhau tháo bỏ thiết bị theo dõi từ các nhà khoa học

Các nhà khoa học Úc tin rằng họ đã phát triển một thiết bị mới sáng tạo có thể giúp họ theo dõi chim ác là, nhưng quan sát cho thấy một hành vi rất bất ngờ từ những con chim thông minh và "xảo quyệt" này, rằng chúng đã giúp nhau thao bỏ chính các thiết bị đó.

Phát hiện "hành vi giải cứu" đáng ngạc nhiên ở loài chim ác là

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Australian Field Ornithology mô tả một thí nghiệm không diễn ra như kế hoạch theo ý tưởng ban đầu của các nhà khoa học. Một nhóm nhỏ các chú chim ác là ở Australia (Cracticus tibicen) đã đơn phương quyết định "từ chối" món quà này mà theo quan sát của các nhà khoa học, chúng đã giúp nhau tháo bỏ nó, không chỉ cho thấy một bằng chứng thuyết phục về khả năng giải quyết vấn đề mà còn là dấu hiệu tiềm ẩn của lòng vị tha giữa những sinh vật thông minh, mang tính cộng đồng xã hội cao này.
Các nhà khoa học đã gọi đây là một "hành vi giải cứu" - xảy ra khi một người trợ giúp đang cố gắng giải thoát cho một cá nhân khác đang gặp nạn tuy rằng hành vi đó “không mang lại lợi ích trực tiếp rõ ràng cho người được cứu" - như trong một bài báo đã đề cập. Hành vi này phổ biến nhất ở loài kiến và cũng được quan sát thấy ở loài chim chích Seychelles, chúng được biết là giải phóng nhau khỏi những hạt Pisonia grandis dính. Trong trường hợp trên, những gì các nhà khoa học nhìn thấy là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về hành vi cứu hộ ở loài chim ác là của Úc.
Mục đích của thí nghiệm là để tìm hiểu thêm về các hình thức di chuyển và động lực xã hội của chim ác là có thể tiến được bao xa mỗi ngày và các hành vi xã hội của chúng liệu có thể bị ảnh hưởng như thế nào từ giới tính, tuổi tác và cấp bậc. Nhưng nghiên cứu cũng có một mục đích thứ 2 nữa đó là kiểm tra một thiết bị theo dõi mới được phát triển và chưa được kiểm chứng thực tế. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận ra "Những con chim đã vượt trội hơn cả chúng ta."
Hầu hết các thiết bị theo dõi có kích thước quá lớn và không phù hợp để gắn trên những loài chim vừa và nhỏ, nhưng các thiết bị theo dõi nhỏ thì lại có xu hướng bị hạn chế về khả năng lưu trữ dữ liệu, tuổi thọ pin và khả năng tái sử dụng. Loại thiết bị mới được thử nghiệm có trọng lượng chỉ dưới 1 gram, đã được thiết kế để khắc phục những vấn đề này. Nó được gắn vào dây nịt, có thể sạc lại bằng sạc không dây, truyền dữ liệu không dây và tách ra bằng cách sử dụng nam châm, có nghĩa là những con chim sẽ không bị bắt lại nếu muốn tháo thiết bị ra. Nhóm nghiên cứu khá hào hứng và phấn khích trước thiết kế này, vì nó đã mở ra nhiều khả năng về hiệu quả, cho phép thu thập rất nhiều dữ liệu.
Khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, nhóm đã huấn luyện một nhóm chim ác là địa phương thường xuyên đến một địa điểm kiếm ăn ngoài trời. Năm trong số những con chim này được gắn thiết bị, thiết kế này cũng được cho là bền bỉ, bù đắp cho điểm yếu mà nam châm có thể hoạt động được. Dây nịt gắn thiết bị cũng không thể được tháo ra một cách dễ dàng, vì nó cần một nam châm “hoặc một số chiếc kéo thực sự tốt”.

Chim ác là giúp nhau tháo bỏ thiết bị theo dõi từ các nhà khoa học
Sơ đồ dây nịt và bộ theo dõi, hình ảnh thể hiện cách dây nịt tách ra khi tiếp xúc với nam châm
Tuy nhiên cuộc thử nghiệm đã thất bại ngay trong những giây phút đầu tiên, khoảng 10 phút sau khi lắp thiết bị theo dõi thứ năm và cuối cùng, một con chim ác là cái trưởng thành không được gắn thiết bị theo dõi dường như đang rất "bận rộn" để cố gắng tháo dây nịt khỏi một con chim nhỏ hơn, cuối cùng nó đã thành công. Hành vi này được lặp lại trong những giờ tiếp theo, cho đến ngày thứ 3 thì thiết bị theo dõi cuối cùng đã được tháo ra trên một con chim ác là đực. Các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn rằng liệu việc tháo các thiết bị này có do duy nhất một con chim đã thực hiện hay không, hay những con khác có thể đến để giúp đỡ nó không, nhưng họ đã xác nhận rằng đây chính là dấu hiệu của hành vi giải cứu ở loài chim. Một điểm tốt ở loài chim đó là "những con chim luôn sẵn sàng giúp đỡ những đồng loại và những con khác cũng chấp nhận sự giúp đỡ."

Cần có những nghiên cứu sâu để hiểu hơn về những khả năng ở loài chim ác là

Hành vi mới này được ghi nhận ở loài chim cũng phù hợp với việc giải thích về một vấn đề nhận thức phức tạp ở loài chim ác là. Các nhà khoa học viết trong một bài báo rằng:
"Vẫn chưa rõ liệu Magpies (Họ ác là) đã thử nghiệm các bộ phận khác nhau của dây nịt trước khi có thể tháo nó ra ở điểm yếu nhất, hay là chúng đã kiên trì cho đến khi nó hoàn toàn bị đứt. Nếu như trước đây, điều này có thể chứng minh sự linh hoạt trong nhận thức và học hỏi với sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, vẫn cần có những thử nghiệm chi tiết hơn để xác định loài chim này có thực sự thực hiện hành vi tháo gỡ dựa trên một điểm yếu trên dây nịt gắn thiết bị hay không, hay những nỗ lực của chúng là hoàn toàn ngẫu nhiên hay có hệ thống. Những nghiên cứu sâu hơn về giải quyết vấn đề nhận thức của Magpies, đặc biệt là khi đặt trong bối cảnh giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm, cần được tiến hành để đảm bảo hiểu sâu hơn về hành vi hợp tác này. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất sắc những nỗ lực theo dõi động vật có khả năng nhận thức và khả năng hợp tác cũng nên được tính đến cả những nỗ lực hợp tác tiềm năng để loại bỏ thiết bị."
Thường thì trí thông minh, nhận thức cao hay khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp thường chỉ được quan sát thấy trong các loài mang tính xã hội cao. Hợp tác trong những bối cảnh này được xem là tốt vì nó tăng cơ hội sống sót cho một cá nhân trong nhóm và các nhóm khác cũng phát huy khả năng tốt nhất bởi những cá nhân xuất sắc và khỏe mạnh. Loài chim ác là thường sống thành đàn với khoảng hàng chục con trong một nhóm, những đặc điểm nhận thức này cho phép chúng bảo vệ lãnh thổ chung và nuôi dạy các thế hệ sau. Có lẽ chúng cho rằng thiết bị theo dõi giống như loại ký sinh trùng cần được loại bỏ - điều này chưa được tính đến trong dự án nghiên cứu.
Nhưng đó vẫn là những khả năng hiếm hoi mà khoa học phải cân nhắc. Tuy nhóm nghiên cứu không nhận được dữ liệu họ muốn từ mục đích ban đầu, nhưng thử nghiệm vẫn mang lại những kết quả thú vị khác.
Nguồn
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top