Chim cánh cụt khó thích nghi với biến đổi khí hậu hơn những loài khác

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu mới đã xem xét bộ gen và hồ sơ hóa thạch cho thấy chim cánh cụt tiến hóa chậm hơn các loài chim khác và tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay không mang lại điềm báo tốt cho loài chim này.
Qua nhiều thiên niên kỷ, chim cánh cụt đã phát triển từ tổ tiên của chúng là một loài chim biết bay thành một loài chỉ biết bơi và là thợ lặn "siêu đẳng" được con người biết đến và yêu thích hiện nay. Những bằng chứng trong nghiên cứu mới từ cả bộ gen của chim cánh cụt và mẫu hóa thạch đã được dùng để lập bản đồ lịch sử tiến hóa của chim cánh cụt và xác định gen nào thúc đẩy sự phát triển của các đặc điểm cụ thể. Tất cả đều cho thấy loài chim này có thể sẽ phải vật lộn để thích nghi và tồn tại với tốc độ nóng lên toàn cầu hiện nay của hành tinh.
Tốc độ tăng nhiệt độ hiện nay vượt xa khả năng thích nghi của chim cánh cụt, thông điệp này thực sự quan trọng. Đây là một nghiên cứu đầu tiên kết hợp bộ gen của tất cả các dòng chim cánh cụt còn sống và gần đây đã tuyệt chủng với hồ sơ hóa thạch hoàn chỉnh. Bằng chứng về hóa thạch là rất quan trọng vì khoảng 3/4 loài chim cánh cụt đã tuyệt chủng, nếu không, chúng ta may ra chỉ hiểu được "một phần của câu chuyện".

Chim cánh cụt khó thích nghi với biến đổi khí hậu hơn những loài khác
Các nhà khoa học đã xác định chính xác được gen nào đã giúp chim cánh cụt thích nghi với việc bơi lội dưới nước và sống ở vùng khí hậu lạnh giá. Họ tìm thấy các gen dẫn đến sự hình thành chân chèo bằng cách làm cho xương cẳng tay ngắn hơn, dày hơn và cứng hơn. Bộ xương dày đặc hơn cũng giúp chim cánh cụt có thể lặn sâu dưới nước. Ngoài ra, nhóm cũng xác định thêm gen nào điều chỉnh tầm nhìn của chim cánh cụt đến độ sâu xanh của đại dương bằng cách cản trở nhận thức của chúng về màu đỏ và xanh lá cây. Đây là một cách tiếp cận ấn tượng để tìm hiểu sự tiến hóa của chim cánh cụt.
Điều thực sự thú vị về nghiên cứu này là nó cho chúng ta thấy những thay đổi thực tế trong gen tạo nên kiểu sống này. Nó cũng chỉ ra rằng loài chim cánh cụt ban đầu nhanh chóng thích nghi với các sinh vật biển ở Nam bán cầu sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt khoảng 66 triệu năm trước. Kể từ thời điểm đó, quá trình tiến hóa của chúng tiếp tục diễn ra nhằm phản ứng với các giai đoạn biến đổi khí hậu, chẳng hạn như khi bắt đầu kỷ băng hà gần đây nhất. Lịch sử tiến hóa của chim cánh cụt “có liên quan khá nhiều với biến đổi khí hậu lịch sử và sự băng hà”.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện rằng chim cánh cụt có tốc độ tiến hóa chậm nhất được biết đến trong số các loài chim, cho thấy chúng có thể không đủ khả năng đối phó với biến đổi khí hậu hiện đại đang diễn ra nhanh hơn so với thay đổi trong quá khứ. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã phân loại hơn một nửa số loài chim cánh cụt còn sống là nguy cấp hoặc dễ bị tổn thương.
Nguồn
smithsonianmag
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top