Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
CEO Eiji Hashimoto của Nippon Steel hôm thứ Ba vừa qua đã tái khẳng định quyết tâm theo đuổi thương vụ thâu tóm US Steel, bất chấp việc chính quyền Biden ngăn chặn và vụ kiện mới đây.
Sau khi chính quyền Biden chặn thương vụ trị giá 14,9 tỷ USD, cả US Steel và Nippon Steel đã đệ đơn kiện. Hai công ty tự tin rằng thỏa thuận này là "con đường tốt nhất để đảm bảo tương lai của US Steel" và khẳng định quyền theo đuổi thương vụ sáp nhập. Tại buổi họp báo hôm thứ Ba, ông Hashimoto nhấn mạnh: "Không có lý do hay nhu cầu gì để từ bỏ (việc thâu tóm). Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó". Ông cũng khẳng định sẽ không từ bỏ việc mở rộng hoạt động tại Mỹ và không xem xét bất kỳ kế hoạch thay thế nào.
US Steel và Nippon Steel cáo buộc Tổng thống Biden đã gây ảnh hưởng đến quyết định của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) và vi phạm quyền được xem xét công bằng của họ. Hai công ty tuyên bố: "Do ảnh hưởng quá mức của Tổng thống Biden để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị của mình, CFIUS đã không tiến hành một quy trình xem xét theo quy định tập trung vào an ninh quốc gia một cách thiện chí". Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Ông Hashimoto cho biết Nippon Steel sẽ giải thích với chính quyền Mỹ mới về việc thương vụ thâu tóm sẽ củng cố US Steel và ngành công nghiệp Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng từng tuyên bố sẽ ngăn chặn thương vụ này. Ông Trump đã đăng trên Truth Social: "Tại sao họ lại muốn bán US Steel ngay bây giờ khi Thuế quan sẽ khiến công ty này có giá trị và lợi nhuận cao hơn nhiều?".
CreditSights nhận định: "Lý do thực sự đằng sau sự sụp đổ của thương vụ sáp nhập Nippon Steel/US Steel chủ yếu là về mặt chính trị", đồng thời cho rằng thời điểm diễn ra giao dịch "bất lợi" cho Nippon Steel do diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống. Họ cũng khẳng định CFIUS đã bày tỏ một số lo ngại nhưng không đưa ra khuyến nghị chính thức về việc có nên tiếp tục thương vụ hay không.
Tuần trước, Nippon Steel đã đề nghị trao cho chính phủ Mỹ quyền phủ quyết đối với bất kỳ quyết định cắt giảm năng lực sản xuất nào của US Steel.
Sau khi chính quyền Biden chặn thương vụ trị giá 14,9 tỷ USD, cả US Steel và Nippon Steel đã đệ đơn kiện. Hai công ty tự tin rằng thỏa thuận này là "con đường tốt nhất để đảm bảo tương lai của US Steel" và khẳng định quyền theo đuổi thương vụ sáp nhập. Tại buổi họp báo hôm thứ Ba, ông Hashimoto nhấn mạnh: "Không có lý do hay nhu cầu gì để từ bỏ (việc thâu tóm). Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó". Ông cũng khẳng định sẽ không từ bỏ việc mở rộng hoạt động tại Mỹ và không xem xét bất kỳ kế hoạch thay thế nào.
US Steel và Nippon Steel cáo buộc Tổng thống Biden đã gây ảnh hưởng đến quyết định của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) và vi phạm quyền được xem xét công bằng của họ. Hai công ty tuyên bố: "Do ảnh hưởng quá mức của Tổng thống Biden để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị của mình, CFIUS đã không tiến hành một quy trình xem xét theo quy định tập trung vào an ninh quốc gia một cách thiện chí". Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Ông Hashimoto cho biết Nippon Steel sẽ giải thích với chính quyền Mỹ mới về việc thương vụ thâu tóm sẽ củng cố US Steel và ngành công nghiệp Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng từng tuyên bố sẽ ngăn chặn thương vụ này. Ông Trump đã đăng trên Truth Social: "Tại sao họ lại muốn bán US Steel ngay bây giờ khi Thuế quan sẽ khiến công ty này có giá trị và lợi nhuận cao hơn nhiều?".
CreditSights nhận định: "Lý do thực sự đằng sau sự sụp đổ của thương vụ sáp nhập Nippon Steel/US Steel chủ yếu là về mặt chính trị", đồng thời cho rằng thời điểm diễn ra giao dịch "bất lợi" cho Nippon Steel do diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống. Họ cũng khẳng định CFIUS đã bày tỏ một số lo ngại nhưng không đưa ra khuyến nghị chính thức về việc có nên tiếp tục thương vụ hay không.
Tuần trước, Nippon Steel đã đề nghị trao cho chính phủ Mỹ quyền phủ quyết đối với bất kỳ quyết định cắt giảm năng lực sản xuất nào của US Steel.