Chip 4nm không đột phá về hiệu năng, vậy cần 4nm để làm gì?

Ngành công nghiệp bán dẫn đã duy trì tốc độ phát triển mạnh mẽ trong 5 năm qua. Năm 2017 chứng kiến sự ra đời của chipset 10nm đầu tiên Snapdragon 835. Đến 2022, chúng ta lại thấy những chipset 4nm phổ biến trên các sản phẩm như Galaxy S22. Qualcomm có Snapdragon 8 Gen 1, Samsung trình làng Exynos 2200 và MediaTek Dimension 9000 đều là ứng cử viên nặng ký cho ngôi vị SoC di động tốt nhất năm nay.
Tất cả đều chạy trên tiến trình 4nm.
Chip 4nm không đột phá về hiệu năng, vậy cần 4nm để làm gì?
Mỗi lần thay đổi tiến trình đều mang đến cải tiến về hiệu suất cũng như tiết kiệm điện năng. Điều đó thể hiện rất rõ vào hồi năm ngoái với Snapdragon 888. Việc chuyển từ tiến trình 7nm sang 5nm đã mang đến các cải tiến lớn liên quan đến hiệu năng cũng như hiệu quả khai thác năng lượng, vốn cũng là một điều tốt khi nhu cầu điện năng của những ăng-ten 5G cao hơn so với các ăng-ten 4G tương đương.

4nm không nhanh hơn bao nhiêu​

Sravan Kundojjala, Giám đốc công nghệ linh kiện thiết bị cầm tay tại Strategy Analytic, lưu ý dù tiến trình 5nm đã tụt hậu, thế nhưng thiết kế 4nm hiện tại lại không mang đến đột phá quá lớn. Đó là do tiến trình này tuân theo những nguyên tắc thiết kế rộng rãi giống như tùy chọn 5nm, nên hiệu năng cải thiện chỉ giới hạn nhiều nhất thêm 5%.
Kundojjala cho biết: “Tiến trình 4nm hoặc N4 (nhãn hiệu của TSMC cho tiến trình này) là một tiến trình trung gian, chỉ mang đến mức cải thiện hiệu năng tăng dần. Tiến trình N4 của TSMC giúp cải thiện hiệu năng tối đa 5% so với tiến trình N5 của họ. Tiến trình này duy trì khả năng tương thích với N5 trong các quy tắc thiết kế, với những cải tiến nhỏ về hiệu nặng, công suất và mật độ (số lượng transistor cao hơn 6%) so với N5.”
Một trong những lý do chính gây ra điều này liên quan đến năng suất. Với tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu tiếp tục kéo dài đến năm 2022, các xưởng đúc như TSMC đã tập trung duy trì sản lượng tương tự các năm trước thay vì thực hiện những thay đổi lớn, có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ sản xuất hàng loạt.
Do đó, tiến trình 4nm được nâng cấp (N4P) của TSMC sẽ khó được áp dụng trước cuối năm 2022. Kundojjala cho biết: “N4 cung cấp hiệu năng tương tự N5. N4P của TSMC, dự kiến sẽ ra mắt trong nửa cuối năm 2022, sẽ đi kèm với mức tăng hiệu năng 6% so với tiến trình N4 hiện tại.”
Nhưng đó không hẳn là một điều xấu. Chắc chắn, hiệu năng chắc chắn không phải là vấn đề đối với những thiết bị sử dụng Snapdragon 8 Gen 1. Dù chipset flagship mới nhất của Qualcomm không mang đến mức độ cải thiện hiệu năng lớn hoàn toàn như chúng ta đã thấy trong quá khứ, nhưng nó có thể xử lý bất cứ thứ gì bạn muốn.
Chip 4nm không đột phá về hiệu năng, vậy cần 4nm để làm gì?
Câu chuyện năm nay đã khác đi khi sự cạnh tranh trong phân khúc SoC di động cao cấp dần tăng lên mạnh hơn. Qualcomm chẳng vấp phải bất kỳ thách thứ nào trong suốt một thập kỉ, ít nhất là trên Android. Thế nhưng, năm nay, MediaTek và Samsung chính là những đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất đối với Qualcomm.

Những công nghệ bên lề​

Gã khổng lồ thiết kế chipset di động đến từ Mỹ vẫn dẫn đầu vượt trội nhờ sự thống trị chưa từng có với công nghệ modem 5G. Song, Kundojjala cho rằng Dimensity 9000 thực sự có tiềm năng chiến thắng đối với thiết kế cốt lõi trong năm nay, cho phép nó và MediaTek vượt lên.
Cả Snapdragon 8 Gen 1 lẫn Dimensity 9000 đều tương đồng nhau về mặt thông số kỹ thuật: cả 2 con chip 4nm này đều được trang bị CPU Cortex-X2 cùng một modem Release 16. Tuy nhiên, Qualcomm có lợi thế hơn về mặt hỗ trợ công nghệ mmWave, trong khi MediaTek lại dẫn đầu với việc hỗ trợ bộ nhớ LPDDR5x.”
Bên cạnh thông số kỹ thuật, Qualcomm lại dẫn đầu với khoảng cách rất lớn về mặt mối quan hệ với khách hàng. Mỗi năm, Qualcomm đạt hơn 150 chiến thắng về thiết kế cho dòng chip Snapdragon 8 của mình. Qualcomm cũng có ưu thế hơn về trải nghiệm, IP tùy biến (DSP, AI, và GPU) và tối ưu hóa nó tốt hơn so với MediaTek cho những SoC flagship. Tôi nghĩ nỗ lực SoC flagship của MediaTek là một quá trình kéo dài nhiều năm và năm nay là bước chạy đà cho các bản phát hành trong tương lai. Điều đó cho thấy, MediaTek sẽ có một số thành công ở Trung Quốc với các SoC flagship năm nay của mình.”
Samsung Exynos 2200 cũng là một lựa chọn thú vị trong năm nay vì nó là chipset đầu tiên có GPU sử dụng công nghệ RDNA 2 của AMD. Trước đây, Samsung đã phải rất chật vật trong việc theo kịp Qualcomm và đó là một trong những yếu tố thúc đẩy việc đại tu thiết kế chipset của hãng và hợp tác với AMD.
Điều này có nghĩa gì nếu bạn quan tâm đến dòng Galaxy S22 hoặc Galaxy Tab S8? Thực tế, Galaxy S22 được cải thiện hiệu năng một chút so với dòng Galaxy S22, nhưng nó không quá đáng chú ý khi sử dụng hàng ngày. Thay vào đó, bạn sẽ thực sự nhận thấy sự khác biệt khi chụp ảnh. Hình ảnh nói chung là lĩnh vực then chốt của các nhà sản xuất và nhà cung cấp chip. Qualcomm đã giới thiệu rất nhiều tính năng mới trong năm nay và các thương hiệu như Vivo, Oppo và Google đã chuyển sang những ISP tùy biến nhằm mang đến những cải thiện lớn trong lĩnh vực này.
Kundojjala cho biết, nó đã trở thành “lĩnh vực chiến lược” của các nhà sản xuất smartphone, nhưng đó sẽ không phải là một xu hướng bền vững. “Hình ảnh đã trở thành thành một lĩnh vực chiến lược đối với các nhà sản xuất và hầu như mọi OEM smartphone hiện đang phát triển ISP. Các OEM đang cố gắng phân biện điện thoại của họ với những ISP tùy biến bằng cách cung cấp trải nghiệm hình ảnh vượt trội. Những khoản đầu tư này sẽ tiếp tục trong tương lai, nhưng tôi nghĩ rằng xu hướng ISP riêng biệt sẽ không bền vững trong dài hạn vì các thiết kế từ Qualcomm, Apple, MediaTek và Samsung sẽ bắt đầu tích hợp những ISP tốt hơn.”
Thế nên, dù việc chuyển sang tiến trình 4nm sẽ không làm cho Galaxy S22 hoặc bất kỳ điện thoại Android nào trong năm nay chạy nhanh hơn, nhưng bạn sẽ nhận được những sự cải thiện đáng kể khác liên quan đến camera và AI trên thiết bị. Đó chắc chắn là một nâng cấp có ý nghĩa hơn thay vì chỉ chăm chăm vào hiệu năng.
Nguồn: Android Central
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top