Chip não điện tử giúp giao tiếp bằng ý nghĩ, không cần gõ hay nói

Philip O-Keefe, một người Úc 62 tuổi mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS) đã đưa ra một dòng tweet bằng chính ý nghĩ của mình sau khi ông được cấy một con chip điện tử vào não bộ, chứng xơ cứng teo cơ hầu hết đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của con người. Con chip này do một Startup khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ thần kinh phát triển.
“Không cần gõ phím hay nhập giọng nói. Tôi đã tạo ra dòng tweet này chỉ bằng cách suy nghĩ về nó", dòng tweet được đăng trên tài khoản của CEO Thomas Oxley của Synchron. Sau đó ông O'Keefe đã đăng thêm 7 dòng tweet trả lời các câu hỏi từ người dùng Twitter, cũng chính bằng những suy nghĩ được điều khiển qua chip não. Dòng Tweet cuối cùng ông nói: "Hy vọng của tôi là việc mở đường cho mọi người tweet thông qua suy nghĩ.”
Thiết bị có tên Stentrode lần đầu tiên được cấy vào não bộ của O'Keefe vào tháng 4 năm 2020 sau khi tình trạng của ông trở nên xấu đi khiến bệnh nhân không thể tự hoạt động được. Chip được đưa vào thông qua tĩnh mạch ở cổ nhằm tránh các phẫu thuật xâm lấn não và cho phép ông kết nối lại với những những người thân và đồng nghiệp qua email, thậm chí có thể chơi các trò chơi trên máy tính đơn giản như Solitaire.


Chip não điện tử giúp giao tiếp bằng ý nghĩ, không cần gõ hay nói

"Khi được nghe về công nghệ này lần đầu tiên, tôi đã biết nó có thể mang đến cho tôi sự độc lập như thế nào", ông O'Keefe nói sau khi đăng dòng tweet. "Hệ thống này thật đáng kinh ngạc, nó giống như việc tập đi xe đạp, cần được thực hành, nhưng khi xe đã chạy, nó sẽ vận hành tự nhiên. Hiện tôi đang nghĩ đến việc truy cập vào máy tính, nơi tôi có thể gửi email, giao dịch ngân hàng, mua sắm và cả việc giao tiếp với cộng đồng qua Twitter ”.
Phải mất khoảng 4h sau khi thiết bị được cấy ghép vào não để nó có thể hỗ trợ nhập văn bản vào máy tính và sự xuất hiện của dòng Tweet bằng ý nghĩ đầu tiên được xem như một cơ hội để quảng báo cho công nghệ. Điều hành công ty Synchron, Thomas Oxley, cho biết: “Những dòng tweet vui nhộn này thực sự là một sự đánh dấu quan trọng đối với lĩnh vực cấy ghép khoa học máy tính vào não bộ. Nó làm nổi bật sự kết nối theo cách tự do và đầy hy vọng đối với những người mất đi chức năng giao tiếp độc lập do chứng tê liệt như Philip O-Keefe."
Những nghiên cứu đầu tiên trên người về việc trên khai công nghệ máy tính trên não của Synchron sẽ diễn ra ở Mỹ vào năm tới. Synchron là một trong số những Startup về lĩnh vực công nghệ thần kinh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cùng với Neuralink của Elon Musk cũng có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm trên người vào năm 2022.
Nguồn
Independent
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top