Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, giới trẻ Hàn Quốc ngày càng chán nản và tuyệt vọng

Có thể bạn từng xem rất nhiều bộ phim Hàn Quốc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và mường tượng về một đất nước với những cảnh đẹp mộng mơ và một cuộc sống thanh bình yên ả. Văn hóa đại chúng Hàn Quốc là niềm ghen tị của cả châu Á, từ những giai điệu và bộ phim đẫm nước mắt cho đến âm nhạc K-pop ngọt ngào pha lẫn sự mạnh mẽ của nó. Nhưng bên dưới lớp vỏ “Gangnam Style” hào nhoáng, chúng ta sẽ được chứng kiến cả những câu chuyện khác hoàn toàn khác, đó là những vấn đề khiến giới trẻ Hàn Quốc dường như ngày càng muốn đi khỏi đất nước của chính họ.

Hàn Quốc là đất nước được nhiều người ngưỡng mộ

Người Hàn Quốc có thể tự hào rằng họ đang là đất nước có Internet nhanh nhất và người dân có tuổi thọ cao hàng đầu trên thế giới. Tại Hàn Quốc, bạn có thể đi dạo một mình vào ban đêm trong hầu hết các khu vực lân cận quanh nơi mình sống mà không cảm thấy bị đe dọa. Hàn Quốc nổi bật với văn hóa hiếu khách, thái độ phục vụ kịp thời, thân thiện và một hệ thống giao thông công cộng toàn diện khiến nước này trở thành một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.
Sinh viên Hàn Quốc nổi tiếng với thành tích học tập và nghiên cứu cao nhất thế giới, Hàn Quốc sở hữu những tập đoàn công nghệ lớn như Hyundai và Samsung là những công ty dẫn đầu toàn cầu trong các lĩnh vực của họ. Năm 2023, chính đất nước này sẽ lần thứ hai đăng cai Thế vận hội. Tại Hàn Quốc, bạn có thể tìm thấy các bệnh viện hiện đại áp dụng những kỹ thuật cao, một hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng hiệu quả và ít tốn kém, điều đó cũng đang biến Hàn Quốc trở thành một trung tâm mới cho du lịch y tế. Và còn nhiều điều khác nữa.

Nhưng mọi thứ có hoàn hảo như vẻ bên ngoài?

Khi ông Moon Jae-in trở thành tổng thống Hàn Quốc vào tháng 5 năm ngoái, ông kế thừa một đất nước đang bị chia cắt. Không chỉ về địa lý, về Khu phi quân sự (DMZ), nơi đã chia cắt bán đảo Triều Tiên từ năm 1953, mà bản thân các gia đình người Hàn Quốc cũng bị chia cắt và họ đang ngày càng có cảm nhận bi quan về tương lai.
Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, giới trẻ Hàn Quốc ngày càng chán nản và tuyệt vọng
Trong suốt 70 năm hình thành và phát triển, Hàn Quốc đã trở thành một trong những "con rồng châu Á" và là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp việc phải đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên và các mối đe dọa từ phương Bắc. Khoảng 30 năm trước đây, Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể khi chuyển đổi hòa bình từ chế độ ******* sang dân chủ, nổi lên như một trong những đất nước đi đầu tại châu Á và là quốc gia trung lập với năng lực đáng ngưỡng mộ.
Tuy nhiên bên dưới lớp vỏ bọc tưởng chừng như rất hoàn hảo của đất nước “Gangnam Style" lại là một câu chuyện khác. Bạn sẽ nghe thấy rất nhiều sự phàn nàn và khó chịu của những người dân Seoul ở độ tuổi 20 và 30 khi nói về cuộc sống ở Hàn Quốc. Sự phàn nàn này còn nhiều hơn, lớn hơn ở những thanh niên có trình độ học vấn cao của đất nước, đặc biệt là ở những người đã làm việc hoặc học tập ở nước ngoài.
Theo xếp hạng trong Báo cáo Nhân tài Thế giới IMD năm 2016, Hàn Quốc đứng thứ 46 trong số 61 quốc gia về chỉ số Chảy máu chất xám, thậm chí còn xếp dưới các quốc gia kém phát triển hơn như Ấn Độ và Philippines. Một thống kê tương tự khác đã liệt kê Hàn Quốc đứng thứ 47 trong số các quốc gia về chất lượng cuộc sống và xếp thứ 59 về động lực của người lao động.

Giới trẻ Hàn Quốc chịu nhiều áp lực và trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ

Giới trẻ Hàn Quốc trong những năm gần đây đã bắt đầu gọi đất nước này là “Hell Chosun ” (Vương triều Chosun tồn tại trên bán đảo trong suốt 500 năm, cho đến cuối thế kỷ 19). Có lẽ nếu dùng từ "địa ngục" khi nói về cuộc sống ở đây thì có phần thái quá, nếu không muốn nói là sự xúc phạm đến những người sống trong vùng chiến sự và nghèo đói, nhưng cụm từ ám ảnh nói trên đã cho thấy phần nào một cái nhìn sâu sắc về nhận thức của giới trẻ Hàn Quốc về xã hội của họ.
Heo Seung-hee, một người Hàn Quốc nhưng đã rời đất nước đến sống và làm công việc y tá tại Sydney, Australia, nói rằng: "Động lực lớn nhất của tôi để rời đi là văn hóa làm việc." Trước khi đi, cô từng công tác tại một trong những bệnh viện danh tiếng nhất ở Seoul, nhưng "đã có những vấn đề tham nhũng thực sự tồi tệ. Các bác sĩ và y tá chỉ kiếm được việc làm tử tế nếu họ tốt nghiệp từ một trường đại học hoặc tìm được đúng người để nhờ vả”.

Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, giới trẻ Hàn Quốc ngày càng chán nản và tuyệt vọng
Người Hàn Quốc đã ý thức được việc tạo một "profile" và kết nối quan hệ để tìm việc ngay từ khi còn nhỏ. Chính phủ Hàn Quốc đang thực sự gây áp lực rất lớn với giới trẻ. Kể từ bậc tiểu học trở đi, hầu hết các học sinh đều phải tham gia vào một loạt các trường luyện thi ngoại khóa để trở nên nổi bật hơn so với những bạn bè cùng lứa, trẻ em thậm chí phải học bài đến tận khuya để hoàn thành các bài tập. Tất cả những nỗ lực này đều phục vụ cho một mục tiêu xa hơn: một kỳ thi tuyển sinh đại học cực kỳ cạnh tranh và mang tính quyết định cuộc đời.
Sau một thời gian ngắn ở trường đại học, các nam thanh niên Hàn Quốc sẽ đi nghĩa vụ quân sự trong 2 năm, trong quân đội hoặc cảnh sát. Sau khi tốt nghiệp, mọi sinh viên Hàn Quốc bắt đầu tìm việc thường phải bắt đầu bằng các công việc bán thời gian trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, thực tập không lương và tham gia các kỳ thi chỉ để gia nhập lực lượng lao động bảo thủ, phân chia thứ bậc không khác gì quân đội và thường bị thống trị bởi nam giới.
Heo Seung-hee kể lại: “Sự phân biệt giới tính là rất tồi tệ. Bất cứ ai là nam giới sẽ yêu cầu tôi mang cà phê cho họ. Khi chúng tôi đi ăn tối, tôi phải ngồi cạnh họ và rót rượụ cho họ. Tôi thực sự cảm thấy không thoải mái nhưng đó là một thực tế rất phổ biến."
Ngoài ra mức lương dành cho người lao động Hàn Quốc được coi là thấp ở một quốc gia mà chi phí sinh hoạt đang tăng chóng mặt cũng tạo thêm gánh nặng cho tầng lớp thanh niên. Nhiều người đã phải lựa chọn sống cùng cha mẹ thay vì ra ngoài tự lập để có thể tồn tại với số tiền ít ỏi mà mình kiếm được. Ngay cả khi họ đã lập gia đình riêng thì trách nhiệm với cha mẹ phải làm tròn bổn phận hiếu thảo cũng là một hạn chế xã hội đã ăn sâu vào nếp sống và văn hóa người Hàn, điều này ràng buộc nhiều người vào sự nghiệp cũng như các mối quan hệ dù không mong muốn. Một nền văn hóa coi trọng sự tuân theo và tôn trọng quyền lực, thường là dựa trên tuổi tác thay vì trình độ có thể sẽ mang đến những cảm giác bị trói buộc cho người trẻ với vô số trách nhiệm được truyền từ các thế hệ. Sự bất lực đến từ những hạn chế xã hội này khiến cho người Hàn rơi vào tình trạng bế tắc và Hàn Quốc là nước có tỷ lệ ***** cao nhất thế giới theo Thống kê Y tế của OECD vào năm 2015.
Heo Minyoung - một người gốc Seoul, từng theo học đại học ở Hoa Kỳ và lấy bằng Tiến sĩ, hiện đang sống ở Paris nói rằng: "Người dân ở châu Âu tôn trọng sự cân bằng giữa công việc, thời gian rảnh và thời gian dành cho gia đình. Người Hàn Quốc không thực sự tôn trọng điều đó. Nếu bạn cố chấp, bạn sẽ không hạnh phúc ở Hàn Quốc. "

Ngay cả chính phủ Hàn Quốc cũng đang đề cao quyền lực, gây nhiều khó khăn cho người dân

Ngoài những áp lực cá nhân, thì những khế ước xã hội tại nước này cũng đang bị phá vỡ và thay vào đó là những hệ thống mới chồng chất lên nhau vì lợi ích của những kẻ nắm quyền. Người Hàn Quốc đã chán ngấy với nạn tham nhũng phổ biến giữa chính phủ và các tập đoàn toàn năng. Họ từng hy vọng rằng chủ nghĩa thân hữu xuất hiện và bùng nổ sau chiến tranh, chiếm lĩnh xã hội trong nhiều thập kỷ sẽ trở thành dĩ vãng, tuy nhiên, những vụ bê bối gần đầy lại cho thấy, nó dường như đang ngày càng lún sâu vào vũng bùn, khiến tình hình trở nên nghiệm trọng hơn mà thôi.
Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, giới trẻ Hàn Quốc ngày càng chán nản và tuyệt vọng
Thế hệ Millennials (Gen Y) ở Hàn Quốc lớn lên trong những niềm hy vọng và niềm tin khác với thế hệ ông bà, cha mẹ của họ. Khi đất nước phát triển, bất cứ ai cũng được đảm bảo một công việc ổn định và lâu dài. Nhưng thế hệ thanh niên ngày nay tại Hàn không có những đảm bảo như vậy. Không ai muốn thức dậy mỗi ngày để làm việc trong cùng một nhà máy mà cha mẹ họ đã làm 40 năm trước. Họ hy vọng có một công việc được trả lương cao, nhưng cũng giống như nhiều quốc gia phát triển khác, không có quá nhiều việc như vậy dành cho tất cả mọi người.
Bên cạnh các vấn đề kinh tế xã hội là sự ô nhiễm môi trường sống tại Hàn Quốc. Chất lượng không khí của Hàn Quốc trong những năm gần đây đã có những giảm sút nghiêm trọng. Đối với một quốc gia mà mỗi người dân đều có ý thức cao về sức khỏe thì sự phản ứng thiếu chính đáng, thiếu hiệu quả của chính phủ trước tình hình này chỉ khiến họ ngày càng thất vọng mà thôi.
Tổng thống mới của Hàn Quốc, ông Moon, từ khi lên nắm quyền cũng đã thực hiện một số chính sách để giải quyết vấn đề này. Hiện tại ông đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng với những cam kết chấm dứt các hủ tục tham nhũng vốn là nguyên nhân chính cho sự sụp đổ của chính quyền tiền nhiệm. Ông cũng hứa sẽ tạo điều kiện việc làm cho người dân trong các khu vực công và đóng cửa 10 nhà máy điện than của đất nước. Hiện tại Nội các của phủ tổng thống đã có 4 phụ nữ đương quyền, nhiều gấp đôi so với chính quyền tiền nhiệm.
Tuy nhiên khi giai đoạn "trăng mật" này kết thúc, tổng thống Moon sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn khác. Hàn Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn như việc đối phó với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, quản lý và điều hành một nền kinh tế chậm chạp đang bị phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường xuất khẩu hay thay đổi một quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất trên thế giới. Những chuyến bay nối tiếp ra nước ngoài (và có lẽ không bao giờ trở lại) của những trí tuệ trẻ tuổi với sức sáng tạo dồi dào cũng đang khiến cho tình hình trở nên khó cải thiện hơn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top