Chúng ta sắp có vacxin ngừa ung thư đến từ BioNTech

Vacxin ngừa ung thư mRNA không phải là một thử thách mới đối với BioNTech bởi vì công ty này đã được thành lập cách đây 13 năm với mục tiêu tạo ra các liệu pháp điều trị ung thư. Sự thành công của họ với Pfizer có thể được coi là một dự án phụ cực kỳ sinh lợi trong đại dịch COVID-19 và hiện vacxin mRNA của công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 2.
Rodriguez, 47 tuổi là một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột già giai đoạn 3. Anh ấy đã được phẫu thuật để loại bỏ khối u, nhưng tỷ lệ 70% là nó sẽ tái phát trong vòng 5 năm tới. Rodriguez sẽ là một trong những người đầu tiên ở Hoa Kỳ nhận được vắc xin mang tính cách mạng đến từ BioNTech.

BioNTech đang nỗ lực lớn trong cuộc chiến ung thư

BioNTech đã chọn Ung thư đại trực tràng là mục tiêu tiêm vắc-xin tiềm năng bởi đây là căn bệnh gia tăng ở những người dưới 65 tuổi trong thập kỷ qua, đồng thời tỷ lệ tái phát loại hình ung thư này tương đối cao. Thử nghiệm dành cho vacxin mRNA nhắm mục tiêu tới 20 đột biến, "huấn luyện" cho hệ thống miễn dịch của con người cách phát hiện tế bào ung thư, tấn công chúng và hy vọng có thể tiêu diệt chúng.
Tiến sĩ Scott Kopetz, giáo sư ung thư đường tiêu hóa tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Đại học Texas giải thích rằng "Thay vì sử dụng cách xạ trị truyền thống dành cho căn bệnh ung thư, giờ đây loại vacxin đang cố gắng giúp đỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư." Hiện những thử nghiệm vacxin lâm sàng giai đoạn 2 đang được thực hiện tại Hoa Kỳ và sẽ tiếp tục những thử nghiệm bổ sung dành cho các bệnh nhân ở Bỉ, Đức và Tây Ban Nha, với số lượng 200 người.
Bệnh nhân sẽ được lấy các đoạn DNA ung thư trong máu để tham gia thử nghiệm, có thể được phát hiện thông qua sinh thiết lỏng, kể cả khi họ đã phẫu thuật hoặc hóa trị. Sẽ mất khoảng hơn 1 tháng từ khi sinh thiết khối u đến khi tiêm vacxin. Những người tham gia thí nghiệm sẽ được tiêm một mũi vắc-xin cách nhau 6 tuần để tạo phản ứng miễn dịch, kéo dài trong 4 năm. Sau thời gian đó, họ sẽ có lịch tiêm khoảng 2 tuần 1 lần trong 1 năm.

Chúng ta sắp có vacxin ngừa ung thư đến từ BioNTech

Chống ung thư bằng vắc xin mRNA

Vacxin mRNA từng được nhiều nhà khoa học quan tâm trong nhiều thập kỷ. Đại dịch COVID-19 càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vacxin. Những căn bệnh mãn hình như HIV và ung thư vẫn đang được con người tìm tòi phương pháp chữa trị dứt điểm và công cuộc này dường như chưa bao giờ kết thúc. Các thử nghiệm Vacxin mRNA trên loài khỉ và chuột được chứng minh là an toàn, giúp tạo ra các phản ứng miễn dịch tế bào và kháng thể cần thiết chống lại virus giống HIV.
Chúng ta đã biết, hầu hết các loại Vacxin đều chứa vi khuẩn hoặc virus đã bị suy yếu hoặc chết trước khi được tiêm vào cơ thể người. Vacxin mRNA mới này sử dụng một phân tử gọi là RNA thông tin (hay gọi tắt là mRNA), chúng là những mẫu thông tin di truyền nhỏ hướng dẫn cơ thể cách sản xuất protein, là những khối cấu tạo cơ bản của tất cả các tế bào. Mục đích cao cả hơn của việc tạo ra Vacxin mRNA là giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta sản xuất một loại protein cụ thể bằng cách sử dụng vật liệu di truyền, cho dù là để ngừa Covid hay ung thư.
Đối với coronavirus, đây có thể là protein tăng đột biến trên bề mặt của virus, và đối với tế bào ung thư nó cũng có cách làm việc tương tự. Khi hệ thống miễn dịch nhận ra protein, các kháng thể hoặc các tế bào T-cells sẽ được sản sinh để chống lại và tiêu diệt virus. Bên cạnh đó, một trong những điều có lợi nhất của các liệu pháp mRNA chính là nó có thể được sản xuất với tốc độ nhanh. Có thể chúng ta đang chỉ ở "buổi bình minh" của công nghệ, cho nên chúng ta hoàn toàn có hy vọng vào sự xuất một loạt vắc-xin mRNA mới khác.
Nguồn
Interestingengineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top