Hầu hết máy bay điện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (EVTOL) đều có thiết kế giống côn trùng hoặc robot bay lượn trong các bộ phim siêu anh hùng. Trong những năm gần đây, mọi người quen gọi chúng là ô tô bay. Những cỗ máy này có thể biến đổi từ ô tô đang chạy trên đường thành máy bay trong vài phút chỉ với một đường hạ cánh ngắn.
Hãng sản xuất Klein Vision từ Slovakia mới đây thông báo chiếc ô tô bay AirCar của họ đã nhận được Giấy phép đủ tiêu chuẩn bay từ Cơ quan Giao thông Slovakia. Sau 142 lần hạ cánh thành công, chiếc xe chính thức được thông qua. Ở lần hạ cánh ngày 23/1, Stefan Klein - giáo sư kiêm nhà sáng lập Klein Vision - đã biến chiếc máy bay thành chiếc ô tô thể thao chỉ bằng một nút ấn trong chưa đầy 3 phút.
Trong các lần thử nghiệm trước đó, AirCar đã bay ở độ cao 8200ft (2.5 km), đạt tốc độ tối đa 190 km/h (103 knots). Về cấu tạo, AirCar có bộ phận cánh có thể thu vào, bề mặt đuôi gấp và hệ thống dù. Nó được trang bị động cơ BMW 160HP với một cánh quạt cố định và một dù phóng khẩn cấp.
Dưới sự giám sát của Cơ quan Hàng không Dân dụng, AirCar đã hoàn thành hơn 40 giờ bay thử nghiệm, trong đó có các vòng quay dốc 45 độ và bài kiểm tra độ ổn định cũng như khả năng cơ động.
AirCar Prototype 2 (mô hình trước sản xuất) sẽ trang bị động cơ 300HP và nhận chứng nhận máy bay EASA CS-23 cùng giấy phép đường bộ M1. Với cánh quạt tùy chỉnh linh hoạt, Prototype 2 đặt mục tiêu đạt tốc độ hành trình 300 km/h và tầm hoạt động 1000km. Công ty cũng lên kế hoạch ra mắt phiên bản 4 chỗ ngồi, bộ động cơ đôi, và một máy bay thủy lực.
Ngoài Klei Vision, vẫn còn nhiều cái tên khác đang cạnh tranh trong thị trường xe hơi bay.
Một đại diện đến từ Slovakia - Aeromobil - đã đạt được các mục tiêu bay thử nghiệm quan trọng vào tháng 3/2021, với mẫu xe bay hai chỗ ngồi 4.0 của mình. Nó có phạm vi bay lên đến 740 km và phạm vi lái xe lên đến 1000 km. Mẫu xe này dự kiến ra mắt vào năm 2023, mẫu 4 chỗ sẽ xuất xưởng sau đó 2 năm. Công ty cũng lên kế hoạch ra mắt mẫu xe chạy bằng pin điện.
Terrafugia - thuộc sở hữu của Geely - được thành lập vào năm 2006. Khác với những mẫu xe bay phổ biến trên thị trường, công ty sử dụng pin điện cho sản phẩm của mình.
Chiếc ô tô bay Transition của công ty đã nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện bay hạng máy bay thể thao hạng nhẹ (LSA) từ FAA vào năm 2021, và chính thức được vận hành ở Mỹ. Terrafugia tuyên bố mục tiêu của họ là có phương tiện di chuyển trên trời và đường bộ vào năm 2022.
Tuy nhiên, công ty đã bị dư thừa tận 100 nhân viên vào năm 2021. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, Terrafugia vẫn chưa công bố thời gian ra mắt sản phẩm cụ thể.
PAL-V là một trong số những hãng có tiềm năng bán sản phẩm ra thị trường. Vào tháng 10/2020, chiếc PAL-V Liberty đã được đưa vào sử dụng trên đường bộ của Châu Âu cùng nhiều quốc gia khác. PAL-V cũng là hãng đầu tiên hoàn thành đầy đủ chứng nhận với Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA).
Mặt khác, nhiều người đặt ra câu hỏi về tính bền vững của thiết bị này với môi trường. Chúng ta có thực sự muốn hàng nghìn thậm chí hàng triệu phương tiện cá nhân chạy bằng xăng chen chúc trên bầu trời?
Ngoài ra, những chiếc xe bay này cần sự công nhận của cả cơ quan hàng không và đường bộ. Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ đang yêu cầu thử nghiệm va chạm trên diện rộng toàn quốc gia, bao gồm thử nghiệm va chạm bên hông và phía sau. Họ cũng cần xác định liệu việc đóng mở cánh có tạo ra điểm mù cho người lái không, và tác động của nó trong các vụ va chạm nếu có.
Tiếp theo, công ty sản xuất còn cần phối hợp với cơ quan quản lý hàng không tại các quốc gia họ dự định bán sản phẩm. Đây là một dự án tốn nhiều thời gian và tiền của, ít nhất là 10 năm để hoàn thành mọi thủ tục. Những công ty này còn một chặng đường dài để hiện thức hóa giao thông trên không trung.
Viễn cảnh bay lượn trên bầu trời để tránh tắc đường vẫn còn khá xa, ít nhất là trong 5 năm tới. Hầu hết những chiếc EVTOL hiện tại đều hướng đến phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trước tiên. Chúng ta hãy cứ kiên nhẫn chờ đợi sự chuyển biến ở các quốc gia sản xuất xe bay.
Nguồn: The Next Web
Trong các lần thử nghiệm trước đó, AirCar đã bay ở độ cao 8200ft (2.5 km), đạt tốc độ tối đa 190 km/h (103 knots). Về cấu tạo, AirCar có bộ phận cánh có thể thu vào, bề mặt đuôi gấp và hệ thống dù. Nó được trang bị động cơ BMW 160HP với một cánh quạt cố định và một dù phóng khẩn cấp.
Dưới sự giám sát của Cơ quan Hàng không Dân dụng, AirCar đã hoàn thành hơn 40 giờ bay thử nghiệm, trong đó có các vòng quay dốc 45 độ và bài kiểm tra độ ổn định cũng như khả năng cơ động.
AirCar Prototype 2 (mô hình trước sản xuất) sẽ trang bị động cơ 300HP và nhận chứng nhận máy bay EASA CS-23 cùng giấy phép đường bộ M1. Với cánh quạt tùy chỉnh linh hoạt, Prototype 2 đặt mục tiêu đạt tốc độ hành trình 300 km/h và tầm hoạt động 1000km. Công ty cũng lên kế hoạch ra mắt phiên bản 4 chỗ ngồi, bộ động cơ đôi, và một máy bay thủy lực.
Ngoài Klei Vision, vẫn còn nhiều cái tên khác đang cạnh tranh trong thị trường xe hơi bay.
Aeromobil (Slovakia)
Terrafugia (Mỹ/Trung Quốc)
Chiếc ô tô bay Transition của công ty đã nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện bay hạng máy bay thể thao hạng nhẹ (LSA) từ FAA vào năm 2021, và chính thức được vận hành ở Mỹ. Terrafugia tuyên bố mục tiêu của họ là có phương tiện di chuyển trên trời và đường bộ vào năm 2022.
Tuy nhiên, công ty đã bị dư thừa tận 100 nhân viên vào năm 2021. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, Terrafugia vẫn chưa công bố thời gian ra mắt sản phẩm cụ thể.
Pal V (Hà Lan)
Có đáng kỳ vọng không?
Loại máy bay kết hợp ô tô này có những ưu và khuyết điểm riêng. Về lý thuyết, khách hàng có thể lái xe để lấy đà cất cánh, tìm một chỗ ít đông đúc để tận hưởng việc bay lượn trên bầu trời, đậu máy bay ở vertiport (bãi đậu dành riêng cho ô tô bay). Ngoại trừ Terrafugia, các mẫu xe còn lại đều chạy bằng xăng. Đây có thể là một ưu điểm lớn vì thời gian bơm nhiên liệu sẽ nhanh hơn thời gian sạc đầy điện.Mặt khác, nhiều người đặt ra câu hỏi về tính bền vững của thiết bị này với môi trường. Chúng ta có thực sự muốn hàng nghìn thậm chí hàng triệu phương tiện cá nhân chạy bằng xăng chen chúc trên bầu trời?
Ngoài ra, những chiếc xe bay này cần sự công nhận của cả cơ quan hàng không và đường bộ. Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ đang yêu cầu thử nghiệm va chạm trên diện rộng toàn quốc gia, bao gồm thử nghiệm va chạm bên hông và phía sau. Họ cũng cần xác định liệu việc đóng mở cánh có tạo ra điểm mù cho người lái không, và tác động của nó trong các vụ va chạm nếu có.
Tiếp theo, công ty sản xuất còn cần phối hợp với cơ quan quản lý hàng không tại các quốc gia họ dự định bán sản phẩm. Đây là một dự án tốn nhiều thời gian và tiền của, ít nhất là 10 năm để hoàn thành mọi thủ tục. Những công ty này còn một chặng đường dài để hiện thức hóa giao thông trên không trung.
Viễn cảnh bay lượn trên bầu trời để tránh tắc đường vẫn còn khá xa, ít nhất là trong 5 năm tới. Hầu hết những chiếc EVTOL hiện tại đều hướng đến phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trước tiên. Chúng ta hãy cứ kiên nhẫn chờ đợi sự chuyển biến ở các quốc gia sản xuất xe bay.
Nguồn: The Next Web