Trường Sơn
Writer
Theo tờ Business Insider, trước đây, nếu muốn tránh bão, bạn chỉ cần... chuyển tới châu Âu là được. Tính đến thời điểm năm 2020, lục địa này chưa từng đón cơn bão nào đổ bộ vào bờ trong hơn 50 năm.
Bão thường hình thành ngoài khơi bờ biển Tây Phi, nơi vùng nước ấm gần Xích đạo và độ ẩm cao tạo ra các cột khí xoáy - thành phần hoàn hảo để tạo nên một cơn bão. Càng nhiều không khí ẩm và ấm thì bão càng trở nên mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao một cơn bão nhiệt đới nhỏ có thể nhanh chóng phát triển thành cơn bão trưởng thành khi nó di chuyển qua Đại Tây Dương.
Đáng nói, các cơn bão thường được gió mậu dịch đẩy theo hướng tây, do tác động của vòng xoay Trái Đất. Chính vì điều này mà châu Âu, cũng như bờ Tây nước Mỹ hiếm khi hứng trọn các cơn bão. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ lý do giải thích cho việc bão gần như không tấn công châu Âu.
Trước đây, một cơn bão muốn đổ bộ vào châu Âu phải khá "vất vả". Ảnh minh họa (phys.org)
Tính từ năm 2000, dư chấn của 30 cơn bão đã kéo đến châu Âu. Song, vào thời điểm "đổ bộ" được lên lục địa châu Âu, chúng đã chuyển từ cơn bão lớn thành cơn bão nhỏ và suy yếu. Đó là nhờ vị trí địa lý đặc biệt của châu lục này.
Để một cơn bão tới được châu Âu, nó phải di chuyển rất xa về phía bắc, khoảng 200 dặm (hơn 320km). Khi đạt đến 30 độ bắc, cơn bão sẽ gặp phải dòng phản lực cận nhiệt đới di chuyển theo hướng ngược lại với gió mậu dịch. Lúc này, cơn bão bị thổi về phía đông.
Càng xa phía bắc, nước bên dưới càng lạnh, chỉ khoảng 5-10 độ C, khiến bão không còn được cung cấp nhiều năng lượng. Kết quả là nó bắt đầu suy yếu dần khi hướng tới châu Âu.
Hầu hết dư chấn của các cơn bão sẽ kết hợp với một số điều kiện thời tiết khác, tạo ra gió lớn và mưa, nhưng những nơi bị ảnh hưởng chủ yếu chỉ có Ireland và Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của vài năm trước. Khi nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng lên, nhiệt độ bề mặt nước biển ở Bắc Đại Tây Dương cũng tăng lên.
Các nhà nghiên cứu ước tính điều đó có thể góp phần là tăng số lượng các cơn bão mạnh vươn tới châu Âu. Một số chuyên gia dự đoán rằng, vào cuối thế kỷ 21, trung bình mỗi năm châu Âu có thể hứng chịu 13 cơn bão mạnh khi mùa bão tới.
Tại Pháp, khoảng 40.000 ngôi nhà đã mất điện. 4.000 kỹ thuật viên đã được huy động để kết nối điện trở lại cho các hộ dân.
Bão Aurore di chuyển từ Pháp sang Anh, gây ngập lụt gần Lingfield ở Surrey. (Ảnh: AP)
Bão Aurore đã quét qua phía đông nước Pháp trong đêm, mang theo sức gió lên tới 175km/giờ, kích hoạt hệ thống cảnh báo thời tiết màu cam (mức cảnh báo cao thứ 2) ở nhiều vùng nước Pháp.
Trong khi đó, tháng 9/2022, tạp chí Discover cho biết, cơn bão Finona đã "xé toạc" Puerto Rico và đổ bộ vào Nova Scotia, Canada. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở châu Âu.
Cho tới thời điểm đó, các nhà khoa học mới có thể lý giải tại sao một số cơn bão có thể vượt qua Đại Tây Dương để đổ bộ vào châu Âu, trong khi những cơn bão khác thì không.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội khí tượng Mỹ, kết quả phân tích dữ liệu từ 180 cơn bão trong 40 năm cho thấy, những cơn bão mạnh hơn được tái nạp năng lượng bởi các luồng phản lực có khả năng vươn tới châu Âu cao gấp đôi các cơn bão khác.
Khi những cơn bão này tấn công châu Âu, chúng có thể gây ra gió và mưa cực lớn. Các nhà khoa học tin rằng nước ấm hơn do biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố góp sức cho chúng.
Hơn 50 năm không biết tới "bão đổ bộ"
Tất nhiên, điều này không có nghĩa châu Âu hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những cơn bão. Mùa bão tới vẫn mang theo lượng gió và lượng mưa lớn. Thế nhưng, châu Âu có một thứ mà Bắc Mỹ và nhiều nơi khác không có, đó là vị trí địa lý giúp bảo vệ châu lục này chống lại các cơn bão.Bão thường hình thành ngoài khơi bờ biển Tây Phi, nơi vùng nước ấm gần Xích đạo và độ ẩm cao tạo ra các cột khí xoáy - thành phần hoàn hảo để tạo nên một cơn bão. Càng nhiều không khí ẩm và ấm thì bão càng trở nên mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao một cơn bão nhiệt đới nhỏ có thể nhanh chóng phát triển thành cơn bão trưởng thành khi nó di chuyển qua Đại Tây Dương.
Đáng nói, các cơn bão thường được gió mậu dịch đẩy theo hướng tây, do tác động của vòng xoay Trái Đất. Chính vì điều này mà châu Âu, cũng như bờ Tây nước Mỹ hiếm khi hứng trọn các cơn bão. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ lý do giải thích cho việc bão gần như không tấn công châu Âu.
Tính từ năm 2000, dư chấn của 30 cơn bão đã kéo đến châu Âu. Song, vào thời điểm "đổ bộ" được lên lục địa châu Âu, chúng đã chuyển từ cơn bão lớn thành cơn bão nhỏ và suy yếu. Đó là nhờ vị trí địa lý đặc biệt của châu lục này.
Để một cơn bão tới được châu Âu, nó phải di chuyển rất xa về phía bắc, khoảng 200 dặm (hơn 320km). Khi đạt đến 30 độ bắc, cơn bão sẽ gặp phải dòng phản lực cận nhiệt đới di chuyển theo hướng ngược lại với gió mậu dịch. Lúc này, cơn bão bị thổi về phía đông.
Càng xa phía bắc, nước bên dưới càng lạnh, chỉ khoảng 5-10 độ C, khiến bão không còn được cung cấp nhiều năng lượng. Kết quả là nó bắt đầu suy yếu dần khi hướng tới châu Âu.
Hầu hết dư chấn của các cơn bão sẽ kết hợp với một số điều kiện thời tiết khác, tạo ra gió lớn và mưa, nhưng những nơi bị ảnh hưởng chủ yếu chỉ có Ireland và Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của vài năm trước. Khi nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng lên, nhiệt độ bề mặt nước biển ở Bắc Đại Tây Dương cũng tăng lên.
Các nhà nghiên cứu ước tính điều đó có thể góp phần là tăng số lượng các cơn bão mạnh vươn tới châu Âu. Một số chuyên gia dự đoán rằng, vào cuối thế kỷ 21, trung bình mỗi năm châu Âu có thể hứng chịu 13 cơn bão mạnh khi mùa bão tới.
Cơn bão như thế nào mới có thể "đổ bộ" vào châu Âu?
Tháng 10/2021, theo phys.org, bão Aurore đã quét qua các khu vực ở Bắc Âu, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng ở Ba Lan, đồng thời gây thiệt hại đáng kể ở Đức, Pháp, Hà Lan và một số khu vực khác.Tại Pháp, khoảng 40.000 ngôi nhà đã mất điện. 4.000 kỹ thuật viên đã được huy động để kết nối điện trở lại cho các hộ dân.
Bão Aurore đã quét qua phía đông nước Pháp trong đêm, mang theo sức gió lên tới 175km/giờ, kích hoạt hệ thống cảnh báo thời tiết màu cam (mức cảnh báo cao thứ 2) ở nhiều vùng nước Pháp.
Trong khi đó, tháng 9/2022, tạp chí Discover cho biết, cơn bão Finona đã "xé toạc" Puerto Rico và đổ bộ vào Nova Scotia, Canada. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận ở châu Âu.
Cho tới thời điểm đó, các nhà khoa học mới có thể lý giải tại sao một số cơn bão có thể vượt qua Đại Tây Dương để đổ bộ vào châu Âu, trong khi những cơn bão khác thì không.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội khí tượng Mỹ, kết quả phân tích dữ liệu từ 180 cơn bão trong 40 năm cho thấy, những cơn bão mạnh hơn được tái nạp năng lượng bởi các luồng phản lực có khả năng vươn tới châu Âu cao gấp đôi các cơn bão khác.
Khi những cơn bão này tấn công châu Âu, chúng có thể gây ra gió và mưa cực lớn. Các nhà khoa học tin rằng nước ấm hơn do biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố góp sức cho chúng.