Cơ chế lặn của tàu ngầm

N
Thu Anh Châu
Phản hồi: 0
Cơ chế lặn của tàu ngầm nói ngắn gọn là tàu ngầm phải có lực nổi nhỏ hơn trọng lực.
Thân tàu ngầm được thiết kế gồm hai lớp vỏ trong và ngoài. Trong khoảng không giữa hai lớp vỏ này chia thành một số khoang nước, gọi là bể dằn. Mỗi khoang nước đều lắp van dẫn nước vào và van xả nước ra.
Các van trên bể dằn được mở ra giúp nước biển tràn vào đẩy không khí ra giúp tàu lặn xuống. Tàu lặn sâu bao nhiêu tùy thuộc vào việc điều chỉnh tỷ lệ nước biển và không khí trong các bể dằn. Khi trọng lượng tàu bằng lượng choán nước bên trong bể dằn, tàu ngầm sẽ ở trạng thái cân bằng, không nổi hoặc chìm sâu hơn.
Cơ chế lặn của tàu ngầm
Cấu tạo tàu ngầm
Bể dằn này được bố trí một ở nửa phía trước tàu và một ở phần đuôi giúp tàu ở trạng thái thăng bằng. Thủy thủ tàu phải liên tục thao tác để tàu luôn ở trạng thái cân bằng, do việc đốt nhiên liệu và sử dụng vật tư ảnh hưởng tới tình trạng thăng bằng của tàu.
Tàu ngầm đang lặn dưới nước, muốn nổi lên chỉ cần dùng van dẫn nước vào rồi dùng không khí nén có áp lực cực lớn phun nước ở trong các khoang chứa nước qua van xả chảy ra ngoài, lúc đó trọng lượng giảm, sức đẩy của tàu ngầm lớn hơn trọng lực nên tàu nổi lên khỏi mặt nước.
Nếu tàu ngầm muốn chạy trong khoảng nước giữa mặt biển và đáy biển thì có thể cho nước vào một phần khoang chứa nước hoặc xả một phần nước ở khoang chứa ra nhằm điều tiết trọng lượng tàu ngầm, khiến cho trọng lượng bằng hoặc lớn hơn sức đẩy một chút, lúc đó tàu ngầm có thể đi trong khu vực nước có độ nông sâu khác nhau.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top