Có nên tiêm vaccine cho người từng nhiễm COVID-19?

Hiện nay có khá nhiều tranh cãi trong việc nên/không nên tiêm vaccine cho những người từng nhiễm COVID-19, có nhiều người cho rằng những người này không cần tiêm vaccine vì cơ thể họ vốn dĩ đã có một lượng kháng thể nhất định. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng khả năng miễn dịch hậu nhiễm chưa đủ để có thể thay thế được vaccine truyền thống.
Cathy Cloud, hiện đang sinh sống tại Galveston, Texas, Mỹ cho biết cô đã từng nhiễm COVID-19, và cô rất muốn làm các xét nghiệm kháng thể để chứng minh rằng cô đã được bảo vệ khỏi virus. Điều này sẽ phần nào khiến các thành viên trong gia đình không còn xa lánh chỉ vì cô chưa tiêm vaccine. Cloud đã từng nhiễm COVID-19 vào đầu tháng 8. Cô đã trải qua một trận ốm nặng, phải điều trị tích cực trong phòng cấp cứu và sụt gần 5 kg trong hơn 15 ngày.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại cô đã hoàn toàn bình phục và cảm thấy "rất tuyệt vời", cô cho biết mình không có hứng thú với tiêm vaccine. Cloud chia sẻ rằng: "Đó không phải là điều tệ nhất tôi trải qua trong đời và cô hoàn toàn tự tin về khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm, nó có đủ khả năng để bảo vệ cô trước Covid-19 trong tương lai”.
Có nên tiêm vaccine cho người từng nhiễm COVID-19?
Ngoài Cloud, còn khá nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có suy nghĩ như vậy. Trong đó có cầu thủ bóng rổ Mỹ Jonathan Isaac, anh cho biết trong một cuộc họp báo rằng anh không tiêm vaccine Covid-19, lý do là đã có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm virus. Do đó, để làm rõ vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã mất gần 2 năm để xác mức độ hiệu quả của miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm. Theo Tiến sĩ Minica Gandhi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư Y khoa tại Đại học California cho biết: “Có một số dữ liệu chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên có hiệu quả tương tự vaccine, trong các nghiên cứu thực thế lại cho kết quả ngược lại”.
Kết quả của một nghiên cứu của Israel thực hiện trên gần 780.000 người cho thấy, những ca phục hồi sau nhiễm và chưa tiêm chủng lần nào có có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 27 lần, so với người chưa nhiễm và đã tiêm hai liều Pfizer. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra, những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ được tăng cường lớp phòng thủ trước các biến chủng virus, sau khi được tiêm bổ sung bằng một liều vaccine.
Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và hầu hết chuyên gia y tế đều đưa ra các khuyến cáo rằng tất cả người nên tiêm vaccine, bất kể là đã từng bị nhiễm/chưa nhiễm virus. Lý do mà các nhà nghiên cứu đưa ra đó là chưa thể xác định được thời gian và hiệu quả của miễn dịch tự nhiên sẽ kéo dài trong bao lâu sau khi khỏi bệnh. Thêm vào đó, những nghiên cứu gần đây của Mỹ đều chứng mình rằng tiêm chủng sẽ mang lại khả năng bảo vệ cao hơn so với miễn dịch hậu nhiễm.
Có nên tiêm vaccine cho người từng nhiễm COVID-19?
Theo Tiến sĩ Peter Hotez, đồng giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas, cho biết: “Không phải ai cũng có khả năng miễn dịch đủ mạnh sau khi khỏi bệnh. Dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy, những người từng nhiễm và phục hồi có phản ứng rất khác biệt với virus. Một số có phản ứng rất mạnh, nhưng một số khác hầu như không có kháng thể trung hòa nên khả năng tái nhiễm rất cao".
Ngoài ra, rất khó xác định mức độ miễn dịch tự nhiên của từng người, vì vậy Hotez cho rằng, điều tốt nhất nên làm là tiêm chủng cho cả những người từng mắc Covid-19.
Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford công bố hồi tháng 6 cho biết: “Các biến chủng mới của COVID-19 có thể làm suy yếu khả năng của hệ miễn dịch. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh và làm tăng nguy cơ tái nhiễm với các biến chủng nCoV khác cao hơn."
Nguồn: Global News
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top