Cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG có phiên giao dịch đầu tiên sau gần nửa tháng chính thức niêm yết trên sàn UpCOM.
Cụ thể, vào lúc 10g sáng ngày 1/2/2023, 100 cổ phiếu VNZ đã được khớp lệnh trên sàn UPCoM, giá trần 336.000/cổ phiếu - tương ứng giá trị giao dịch 33.6 triệu đồng. Biên độ tăng giá là 40%, do đây là phiên giao dịch có lệnh khớp đầu tiên của VNZ kể từ khi chính thức lên sàn.
Suốt từ ngày lên sàn là do cầu đua mua khá lớn ở giá trần (so với giá niêm yết 240.000 đồng) trong khi cung gần như không có.
Trích dẫn báo VnEconomy như sau:
Theo phân tích của giới chuyên môn, mức giá hiện tại mà thị trường đang trả quá cao so với định giá thực, trong bối cảnh công ty này kinh doanh giảm sút, đặc biệt cần lưu ý nhiều hơn ở mảng đầu tư vào ZaloPay.
Báo cáo tài chính quý 3/2022 của VNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.099,8 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn hàng bán, VNG báo lãi gộp 942,9 tỷ đồng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý 3/2022, doanh thu hoạt động tài chính của VNG đạt 23,1 tỷ đồng, giảm 52,8% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính giảm mạnh từ mức 7,4 tỷ đồng trong quý 3/2021 xuống còn 0,69 tỷ đồng.
Ở chiều hướng ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của VNG lần lượt tăng 12,2% và 29,8% so với cùng kỳ năm trước, lên 714,8 tỷ đồng và 380,1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VNG còn chịu khoản lỗ 27,6 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 26,1 tỷ đồng. Trừ đi chi phí về thuế, VNG báo lỗ sau thuế quý 3/2022 ở mức 254,5 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp của ‘kỳ lân’ công nghệ này.
Lũy kế 3 quý đầu năm, VNG lỗ 764,5 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã khiến vốn chủ sở hữu của VNG giảm mạnh từ 6.323 tỷ đồng chỉ còn 5.578 tỷ đồng.
Cụ thể, vào lúc 10g sáng ngày 1/2/2023, 100 cổ phiếu VNZ đã được khớp lệnh trên sàn UPCoM, giá trần 336.000/cổ phiếu - tương ứng giá trị giao dịch 33.6 triệu đồng. Biên độ tăng giá là 40%, do đây là phiên giao dịch có lệnh khớp đầu tiên của VNZ kể từ khi chính thức lên sàn.
Suốt từ ngày lên sàn là do cầu đua mua khá lớn ở giá trần (so với giá niêm yết 240.000 đồng) trong khi cung gần như không có.
Theo phân tích của giới chuyên môn, mức giá hiện tại mà thị trường đang trả quá cao so với định giá thực, trong bối cảnh công ty này kinh doanh giảm sút, đặc biệt cần lưu ý nhiều hơn ở mảng đầu tư vào ZaloPay.
Báo cáo tài chính quý 3/2022 của VNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.099,8 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn hàng bán, VNG báo lãi gộp 942,9 tỷ đồng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý 3/2022, doanh thu hoạt động tài chính của VNG đạt 23,1 tỷ đồng, giảm 52,8% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính giảm mạnh từ mức 7,4 tỷ đồng trong quý 3/2021 xuống còn 0,69 tỷ đồng.
Ở chiều hướng ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của VNG lần lượt tăng 12,2% và 29,8% so với cùng kỳ năm trước, lên 714,8 tỷ đồng và 380,1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VNG còn chịu khoản lỗ 27,6 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 26,1 tỷ đồng. Trừ đi chi phí về thuế, VNG báo lỗ sau thuế quý 3/2022 ở mức 254,5 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp của ‘kỳ lân’ công nghệ này.
Lũy kế 3 quý đầu năm, VNG lỗ 764,5 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã khiến vốn chủ sở hữu của VNG giảm mạnh từ 6.323 tỷ đồng chỉ còn 5.578 tỷ đồng.