Suốt hàng thế kỷ, Đông Âu là chiến trường của hai chủng tộc Slav. Đó là người Nga và người Ba Lan. Điều đáng nói là Nga càng chiến thắng bao nhiêu thì tầm ảnh hưởng của Ba Lan ngày càng bị thu hẹp bấy nhiêu.
Tuy nhiên cũng có một giai đoạn duy nhất trong lịch sử mà người Ba Lan có cơ hội rõ ràng nhất để khiến người Nga quỳ gối. Đó là vào đầu thế kỷ 17, khi Nga rơi vào bất ổn nội bộ sau cái chết của Ivan IV - vị sa hoàng đầu tiên của Nga, còn được biết đến với cái tên Ivan Khủng khiếp hay Ivan Bạo chúa.
Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania đã chiếm được Kremlin và đưa dòng dõi hoàng gia Ba Lan trở thành Sa hoàng Nga.
False Dmitry I từng có thời gian sống ở Ba Lan và được giới quý tộc Ba Lan lựa chọn làm người tranh ngôi Sa hoàng Nga. Năm 1605, False Dmitry I dẫn đạo quân gồm 3.500 người từ Ba Lan tiến về Moscow để "đòi lại quyền lực", khi đó thuộc về tay Sa hoàng Boris Godunov – người có em gái cưới con trai của vua Ivan IV.
Những phe phái ********* Boris cũng nhân cơ hội này hội quân với Dmitry. Khi giao tranh dở dang thì Boris đột ngột qua đời và False Dmitry I đường hoàng lên ngai vàng ở Nga. Trái với hi vọng của Ba Lan, kẻ giả mạo không trở thành con rối và cũng không thực hiện lời hứa khi được liên minh Ba Lan-Lithuania giúp đỡ, cụ thể là nhượng lại phần lãnh thổ ở phía tây và xây dựng nhà thờ Công giáo ở Nga.
Nhưng False Dmitry I cũng không nắm quyền được lâu vì sự tranh giành quyền lực trong giới quý tộc Nga, Ngày 27.5.1606, kẻ giả mạo bị ám sát, dẫn đến một khoảng thời gian Ba Lan tìm cơ hội khác để xâm nhập vào Nga.
Vasily IV biết vị thế của mình bị đe dọa, liền lập liên minh với kẻ thù của Ba Lan là Thụy Điển. Chiến tranh Ba Lan-Nga bùng nổ. Ngày 4.7.1610, tại trận Klushino, liên quân Ba Lan-Lithuania do thủ lĩnh Cossack Hetman Stanislav Zolkiewski chỉ huy, đánh bại liên quân Nga-Thụy Điển. Sa hoàng Vasily IV bị lật đổ.
Hai tháng sau, người dân Nga thề trung thành với "Sa hoàng và Hoàng tử Vladislav Sigismundovich" – con trai của vua Ba Lan Sigismund III. Vladislav, khi đó mới 14 tuổi, không xuất hiện trong lễ tuyên thệ ở Moscow.
Trên thực tế, đích thân Sigismund III ký các sắc lệnh và mệnh lệnh, điều hành nước Nga từ Ba Lan. Nhưng Sigismund III không thể can thiệp quá sâu vào nội bộ nước Nga vì sự phản đối của giới quý tộc Nga.
Theo thỏa thuận Ba Lan-Nga, tín ngưỡng Công giáo và giới quý tộc Ba Lan đều không có quyền áp đặt ở Nga. Thay vì trở thành một quốc gia, Ba Lan và Nga đạt thỏa thuận về một nền "hòa bình vĩnh hằng", cam kết cùng hành động chống lại kẻ thù chung và thực hiện tự do thương mại.
Cực chẳng đã, Sigismund III đơn phương đưa quân tiến vào Moscow, chiếm Điện Kremlin, với toan tính xóa sổ hoàn toàn nước Nga khỏi bản đồ thế giới.
Để xoa dịu cơn phẫn nộ của người địa phương, chỉ huy Điện Kremlin Alexander Gonsevsky, ra lệnh chặt tay của kẻ phạm tội và đem thiêu sống Blinsky tại quảng trường.
Nhưng cơn phẫn nộ của người Moscow đã lên tới đỉnh diểm, biến thành phong trào giải phóng. Ngày 1/4/1611, một cuộc đụng độ giữa người Moscow và một nhóm người Ba Lan và Litva đã biến thành một cuộc tắm máu. Gonosevsky đã không thể ngăn được điều này.
Mọi toan tính của vua Ba Lan Sigimund III về việc chờ cho con trai Vladislav đủ lớn để lãnh đạo nước Nga đã sụp đổ. Mùa xuân năm 1611, hầu hết Moscow đã được giải phóng và lực lượng Ba Lan-Litva đồn trú trong điện Kremlin bị bao vây và rơi vào cảnh cùng quẫn. Hy vọng của lực lượng đồn trú tan biến khi đội quân tiếp viện Ba Lan bị đánh bại gần Moscow.
Một thành viên hoàng tộc Nga tên Mikhail Fedorovich Romanov nhân cơ hội này tuyên bố trở thành Sa hoàng Nga, vào ngày 21/7/1613. Điều đó có nghĩa là nước Nga rơi vào tình trạng có hai Sa hoàng, với một là con trai của vua Ba Lan.
Đại sứ Đế quốc La Mã Thần thánh, Erasmus Gandelius, khi đó cũng không biết giải quyết ra sao. "Một đất nước có hai người lãnh đạo, một bên là lửa, một bên là nước, làm sao lại có thể dung hòa được 2 nhân tố này?"
Cuối năm 1616, Sa hoàng Vladislav, năm đó 20 tuổi, cố gắng củng cố quyền lực một lần cuối. Quân đội Ba Lan-Lithuania lại bao vây Moscow, nhưng lần này, người Ba Lan đã không thể giúp được Vladislav. Nội bộ nước Nga khi đó cũng nghiêng về ủng hộ Sa hoàng Romanov.
Sau cái chết của Sigismund III năm 1632, Vladislav trở thành vua của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania. Hai năm sau, Vladislav mới từ bỏ từ bỏ tuyên bố mình là chủ nhân ngai vàng Nga.
Duyên nợ giữa Ba Lan và Nga cứ như vậy tiếp nối đến tận ngày nay, nhưng cứ mỗi lần trải qua chiến tranh, Nga lại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, còn Ba Lan có lẽ chỉ biết ngậm ngùi khi họ từng có cơ hội mười mươi để xóa sổ đối thủ ở phía đông, nhưng rồi lại thất bại.
Tuy nhiên cũng có một giai đoạn duy nhất trong lịch sử mà người Ba Lan có cơ hội rõ ràng nhất để khiến người Nga quỳ gối. Đó là vào đầu thế kỷ 17, khi Nga rơi vào bất ổn nội bộ sau cái chết của Ivan IV - vị sa hoàng đầu tiên của Nga, còn được biết đến với cái tên Ivan Khủng khiếp hay Ivan Bạo chúa.
Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania đã chiếm được Kremlin và đưa dòng dõi hoàng gia Ba Lan trở thành Sa hoàng Nga.
Nỗ lực đầu tiên
Năm 1604, sau một thời gian dài chờ đợi, liên minh Ba Lan-Lithuania dựng nên một hậu duệ giả mạo của Ivain IV, gọi là False Dmitry I – người tuyên bố mình người thừa kế ngai vàng hợp pháp ở Nga, sau vụ ám sát bất thành.False Dmitry I từng có thời gian sống ở Ba Lan và được giới quý tộc Ba Lan lựa chọn làm người tranh ngôi Sa hoàng Nga. Năm 1605, False Dmitry I dẫn đạo quân gồm 3.500 người từ Ba Lan tiến về Moscow để "đòi lại quyền lực", khi đó thuộc về tay Sa hoàng Boris Godunov – người có em gái cưới con trai của vua Ivan IV.
Những phe phái ********* Boris cũng nhân cơ hội này hội quân với Dmitry. Khi giao tranh dở dang thì Boris đột ngột qua đời và False Dmitry I đường hoàng lên ngai vàng ở Nga. Trái với hi vọng của Ba Lan, kẻ giả mạo không trở thành con rối và cũng không thực hiện lời hứa khi được liên minh Ba Lan-Lithuania giúp đỡ, cụ thể là nhượng lại phần lãnh thổ ở phía tây và xây dựng nhà thờ Công giáo ở Nga.
Nhưng False Dmitry I cũng không nắm quyền được lâu vì sự tranh giành quyền lực trong giới quý tộc Nga, Ngày 27.5.1606, kẻ giả mạo bị ám sát, dẫn đến một khoảng thời gian Ba Lan tìm cơ hội khác để xâm nhập vào Nga.
Lần thứ hai
Năm 1609, nội bộ Nga lại mâu thuẫn giữa giới quý tộc và Sa hoàng mới lên ngôi là Vasily IV. Giới quý tộc Nga mệt mỏi với mâu thuẫn nội bộ, ngày càng nghiêng về ý tưởng mời một ứng viên từ bên ngoài và con trai vua Ba Lan rất phù hợp để làm người lãnh đạo mới.Vasily IV biết vị thế của mình bị đe dọa, liền lập liên minh với kẻ thù của Ba Lan là Thụy Điển. Chiến tranh Ba Lan-Nga bùng nổ. Ngày 4.7.1610, tại trận Klushino, liên quân Ba Lan-Lithuania do thủ lĩnh Cossack Hetman Stanislav Zolkiewski chỉ huy, đánh bại liên quân Nga-Thụy Điển. Sa hoàng Vasily IV bị lật đổ.
Hai tháng sau, người dân Nga thề trung thành với "Sa hoàng và Hoàng tử Vladislav Sigismundovich" – con trai của vua Ba Lan Sigismund III. Vladislav, khi đó mới 14 tuổi, không xuất hiện trong lễ tuyên thệ ở Moscow.
Trên thực tế, đích thân Sigismund III ký các sắc lệnh và mệnh lệnh, điều hành nước Nga từ Ba Lan. Nhưng Sigismund III không thể can thiệp quá sâu vào nội bộ nước Nga vì sự phản đối của giới quý tộc Nga.
Theo thỏa thuận Ba Lan-Nga, tín ngưỡng Công giáo và giới quý tộc Ba Lan đều không có quyền áp đặt ở Nga. Thay vì trở thành một quốc gia, Ba Lan và Nga đạt thỏa thuận về một nền "hòa bình vĩnh hằng", cam kết cùng hành động chống lại kẻ thù chung và thực hiện tự do thương mại.
Cực chẳng đã, Sigismund III đơn phương đưa quân tiến vào Moscow, chiếm Điện Kremlin, với toan tính xóa sổ hoàn toàn nước Nga khỏi bản đồ thế giới.
Lần cuối cùng
Binh sĩ Ba Lan-Lithuania đồn trú bị người dân địa phương Nga phản đối dữ dội. Một quý tộc Ba Lan tên Blinsky trong tình trạng say rượu đã gây hư hại nặng cho biểu tượng Đức Mẹ đồng trinh ở Cổng Sretensky.Để xoa dịu cơn phẫn nộ của người địa phương, chỉ huy Điện Kremlin Alexander Gonsevsky, ra lệnh chặt tay của kẻ phạm tội và đem thiêu sống Blinsky tại quảng trường.
Nhưng cơn phẫn nộ của người Moscow đã lên tới đỉnh diểm, biến thành phong trào giải phóng. Ngày 1/4/1611, một cuộc đụng độ giữa người Moscow và một nhóm người Ba Lan và Litva đã biến thành một cuộc tắm máu. Gonosevsky đã không thể ngăn được điều này.
Mọi toan tính của vua Ba Lan Sigimund III về việc chờ cho con trai Vladislav đủ lớn để lãnh đạo nước Nga đã sụp đổ. Mùa xuân năm 1611, hầu hết Moscow đã được giải phóng và lực lượng Ba Lan-Litva đồn trú trong điện Kremlin bị bao vây và rơi vào cảnh cùng quẫn. Hy vọng của lực lượng đồn trú tan biến khi đội quân tiếp viện Ba Lan bị đánh bại gần Moscow.
Một thành viên hoàng tộc Nga tên Mikhail Fedorovich Romanov nhân cơ hội này tuyên bố trở thành Sa hoàng Nga, vào ngày 21/7/1613. Điều đó có nghĩa là nước Nga rơi vào tình trạng có hai Sa hoàng, với một là con trai của vua Ba Lan.
Đại sứ Đế quốc La Mã Thần thánh, Erasmus Gandelius, khi đó cũng không biết giải quyết ra sao. "Một đất nước có hai người lãnh đạo, một bên là lửa, một bên là nước, làm sao lại có thể dung hòa được 2 nhân tố này?"
Cuối năm 1616, Sa hoàng Vladislav, năm đó 20 tuổi, cố gắng củng cố quyền lực một lần cuối. Quân đội Ba Lan-Lithuania lại bao vây Moscow, nhưng lần này, người Ba Lan đã không thể giúp được Vladislav. Nội bộ nước Nga khi đó cũng nghiêng về ủng hộ Sa hoàng Romanov.
Sau cái chết của Sigismund III năm 1632, Vladislav trở thành vua của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania. Hai năm sau, Vladislav mới từ bỏ từ bỏ tuyên bố mình là chủ nhân ngai vàng Nga.
Duyên nợ giữa Ba Lan và Nga cứ như vậy tiếp nối đến tận ngày nay, nhưng cứ mỗi lần trải qua chiến tranh, Nga lại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, còn Ba Lan có lẽ chỉ biết ngậm ngùi khi họ từng có cơ hội mười mươi để xóa sổ đối thủ ở phía đông, nhưng rồi lại thất bại.