VNR Content
Pearl
Ngày 29/10, nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports của các chuyên gia từ Đại học Griffith cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây nhiễm khuẩn dây thần kinh khứu giác, dẫn đến bệnh Alzheimer.
Cụ thể, một loại vi khuẩn nguy hiểm có tên gọi Chlamydia pneumoniae có thể sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và não như một con đường xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương. Các tế bào trong não phản ứng bằng một quá trình có hại là tích tụ protein amyloid beta, loại protein gây bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác.
Theo các chuyên gia, dây thần kinh khứu giác trong mũi tiếp xúc trực tiếp với không khí, cung cấp đường dẫn ngắn đến não, đi qua hàng rào máu não. Virus có thể tận dụng con đường này để dễ dàng xâm nhập vào não. Nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo mọi người không nên ngoáy mũi hay nhổ lông mũi để tránh làm tổn thương bên trong mũi. Việc gây bong tróc lớp niêm mạc có thể làm tăng số lượng vi khuẩn xâm nhập vào não.
Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh có xu hướng nặng dần, ảnh hưởng tới trí nhớ, tư duy và hoạt động ngôn ngữ cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, việc chăm sóc người bệnh Alzheimer cũng rất khó khăn.
Cụ thể, một loại vi khuẩn nguy hiểm có tên gọi Chlamydia pneumoniae có thể sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và não như một con đường xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương. Các tế bào trong não phản ứng bằng một quá trình có hại là tích tụ protein amyloid beta, loại protein gây bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác.
Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh có xu hướng nặng dần, ảnh hưởng tới trí nhớ, tư duy và hoạt động ngôn ngữ cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, việc chăm sóc người bệnh Alzheimer cũng rất khó khăn.