Collagen là gì? Nguồn gốc và tác dụng của collagen

Bạn đang băn khoăn không biết collagen có tác dụng gì? Đây là những gì khoa học cho chúng ta biết về lợi ích sức khỏe và sắc đẹp của việc bổ sung collagen.
Hẳn bạn đã từng được xem hoặc nghe rất nhiều về các loại thực phẩm chức năng bổ sung collagen, chúng dường như là những sản phẩm. Mọi thứ bạn biết về Collagen có thể chỉ bao gọn trong mấy từ: nó tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, nhưng thực sự thì collagen có tác dụng gì? Bột, đồ uống, viên nén và thực phẩm chức năng giàu collagen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả xương chắc khỏe và khớp khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến các sản phẩm này được ưa chuộng là hứa hẹn mang lại làn da trẻ trung và vẻ đẹp kéo dài.
Một y tá trong lĩnh vực thẩm mỹ cho biết Collagen là protein cấu trúc mang lại cho làn da của chúng ta độ đàn hồi và cũng làm cho da trở nên săn chắc. Nhưng như một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, mức độ collagen của chúng ta suy giảm, và khi chúng làm như vậy, điều này ảnh hưởng đến sự xuất hiện và cảm giác của da, theo thời gian bắt đầu nhăn và chảy xệ. Trong nhiều năm, mọi người dường như đã quan tâm đến việc thử và thay thế một số collagen đã mất này bằng việc bổ sung nó để giữ cho làn da trông khỏe mạnh.
Ngăn chặn hay làm chậm quá trình lão hóa đang diễn ra trong cơ thể là ước mơ của rất nhiều người. Nhưng liệu collagen có đáp ứng được điều đó? Và có đủ bằng chứng để chia sẻ và lan truyền những tuyên bố đó không. Nếu bạn đang có ý định mua sản phẩm bổ sung collagen, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu xem trên bình diện khoa học thì lợi ích sức khỏe và sắc đẹp tiềm năng của collagen là gì.

Collagen là gì? Nguồn gốc và tác dụng của collagen

Collagen là chất gì trong cơ thể?

Từ collagen xuất phát từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là 'keo'. Collagen dùng để chỉ một họ protein là thành phần cấu trúc chính của các mô liên kết, chẳng hạn như da và sụn. Đây là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể con người và vai trò chính của nó là 'kết dính' các mô lại với nhau.
Cơ thể con người có đến 28 loại collagen, mỗi loại được phân loại dựa trên thành phần axit amin của nó. Khoảng 90% collagen trong cơ thể là thuộc loại 1, được tìm thấy trong da, gân, cơ quan nội tạng và các bộ phận hữu cơ của xương. Phần lớn collagen còn lại trong cơ thể được tạo thành từ các loại sau: loại collagen trong sụn, trong tủy xương và các mô bạch huyết, trong màng đáy (các tấm collagen mỏng bao quanh hầu hết các loại mô), trong tóc và bề mặt của tế bào.
Nếu cơ thể bạn đang gặp khó khăn trong quá trình sản sinh collagen một cách hiệu quả, nó có thể biểu hiện trong một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm chondrodysplasia, hội chứng Ehlers-Danlos , hội chứng Alport, bệnh cơ Bethlem và một số trường hợp loãng xương , phình động mạch và bệnh đĩa đệm. Việc sản sinh collagen cũng sẽ suy giảm khi cơ thể bạn già đi và tiếp xúc với các yếu tố môi trường hay nếu bạn hút thuốc.
Mức độ sản xuất collagen của chúng ta bắt đầu giảm khi chúng ta ở độ tuổi 20 trở lên. Mặc dù quá trình này là tự nhiên, nó có thể được đẩy nhanh bởi lối sống và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và chế độ ăn uống kém.

Các nguồn bổ sung collagen là gì?

Có nhiều cách để bạn bổ sung collagen, nhưng không phải cách nào cũng hiệu quả. Việc bôi collagen tại chỗ trên da không phải là lý tưởng vì collagen không hấp thụ tốt. Đã từng có một thời gian, việc tiêm collagen đã được sử dụng trong chăm sóc da y tế. Tuy nhiên, hiện nay, nó không còn phổ biến nữa và nhìn chung nó không kéo dài như một chất làm đầy và trong một số trường hợp còn gây ra những phản ứng xấu.
Collagen là gì? Nguồn gốc và tác dụng của collagen
Dinh dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc sản xuất collagen. Để có được các thành phần cần thiết, trước tiên cơ thể cần phân hủy protein trong chế độ ăn uống thành các axit amin. Các axit amin là thành phần tạo nên các loại protein khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả collagen.
Có rất nhiều loại thực phẩm mà bạn ăn vào chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc sản sinh collagen, chẳng hạn như cá hồi, rau lá xanh, trứng, quả mọng, hạt bí ngô, v.v.Tuy nhiên, nhiều người không có đủ những thứ này trong chế độ ăn uống của họ và vì vậy đối với những người muốn bổ sung thêm collagen, thực phẩm chức năng có thể là một lựa chọn tốt nhất.

Collagen có tác dụng gì

Đối với làn da
Những loại chất bổ sung collagen được bán rộng rãi trên thị trường cho người tiêu dùng vì các lợi ích có mục đích trong việc giảm nếp nhăn, trẻ hóa da, đảo ngược lão hóa da và làm căng mọng da. Những tuyên bố nghe có vẻ hoành tráng, và đứng ở một góc độ nào đó, cùng với lượng lớn bằng chứng cho thấy chúng có thể đúng.
Theo một phân tích tổng hợp toàn diện được công bố trên Tạp chí Da liễu Quốc tế , việc bổ sung collagen thủy phân cho thấy kết quả thuận lợi về độ ẩm, độ đàn hồi và nếp nhăn của da. Những phát hiện này nhất quán trong tất cả 19 nghiên cứu được bao gồm.
Việc bổ sung collagen cụ thể có nhiều lợi ích cho da vì nó có thể có hiệu quả trong việc kích thích các nguyên bào sợi, là các tế bào sản xuất collagen. Các chất bổ sung chắc chắn là một cách hiệu quả về chi phí để thấy được kết quả lâu dài nếu được thực hiện một cách nhất quán.

Collagen là gì? Nguồn gốc và tác dụng của collagen
Đối với tóc
Vậy Collagen có giúp mọc tóc không? Thành phần chính của tóc là một loại protein gọi là keratin, với cấu trúc tương tự như collagen. Các phân tử collagen chủ yếu được tạo thành từ ba axit amin không thiết yếu: proline, glycine và hydroxyproline. Trong đó prolin cũng là tiền chất chính của keratin. Và về lý thuyết, ăn những thực phẩm giàu proline sẽ cung cấp cho cơ thể bạn các khối xây dựng cần thiết để tạo ra tóc.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá hạn chế các nghiên cứu chứng minh cho tuyến bố này và nhiều nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ collagen và chất lượng tóc. Hơn nữa, nhiều nhà khoa học đã cảnh báo không nên hoàn toàn tin vào những tuyên bố thiếu căn cứ như vậy.
Đứng trên một góc độ nào đó, có thể collagen vẫn có thể giúp tăng trưởng tóc. Collagen có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống lại thiệt hại do các gốc tự do gây ra. Các gốc tự do hình thành trong cơ thể nhằm phản ứng với căng thẳng, chất ô nhiễm môi trường, hút thuốc, rượu, chế độ ăn uống kém và nhiều yếu tố khác, nhưng nếu quá dư thừa, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái stress oxy hóa, có thể dẫn đến tổn thương DNA của tế bào và nhiều bệnh mãn tính. Stress oxy hóa có hại cho các nang tóc và là một trong những lý do tại sao người cao tuổi nhạy cảm với việc rụng tóc quá nhiều. Do đó, việc bổ sung collagen có thể có tác dụng hữu ích đối với sự phát triển và duy trì tóc, nhưng cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận điều này.

Collagen là gì? Nguồn gốc và tác dụng của collagen
Đối với sức khỏe nói chung
Một trong những khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất của việc bổ sung collagen là tác dụng của nó đối với sức khỏe khớp, đặc biệt là đối với các vận động viên chuyên nghiệp và giải trí. Việc vận động nhiều và tần suất cao, chịu lực cơ học quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ xương khớp theo thời gian. Một số bằng chứng quan trọng đã chỉ ra rằng tiêu thụ collagen là một cách để giảm bớt những vấn đề này. Chẳng hạn như một đánh giá có hệ thống đã được xuất bản gần đây chứng minh cách bổ sung collagen peptide có thể làm tăng tốc độ tổng hợp collagen và giảm đau khớp ở các vận động viên,
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã kiểm tra tác động của việc bổ sung collagen đối với sự khởi phát và tiến triển của bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Những tình trạng mãn tính này là nguyên nhân khiến collagen trong khớp bị phá vỡ nhanh hơn so với khả năng được bổ sung, dẫn đến đau khớp và giảm khả năng vận động theo thời gian. Các khảo sát đã xác nhận uống collagen có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, collagen không có khả năng bắt đầu tự mọc lại để đảo ngược tình trạng viêm khớp, ngay cả sau khi một người dùng chất bổ sung qua đường uống. Bên cạnh đó theo một nghiên cứu năm 2018, một dạng phẫu thuật chèn collagen vào khớp có thể được chứng minh là một phương pháp điều trị viêm khớp đầy hứa hẹn.
Đối với sức khỏe hệ xương
Các chất bổ sung collagen đã được xác nhận là có lợi cho sức khỏe khớp, và cũng có bằng chứng cho thấy chúng tác động tốt đến sức khỏe hệ xương. Các peptit collagen có nguồn gốc từ da, xương và vảy cá có thể giúp điều chỉnh sự tăng sinh của nguyên bào xương (tế bào phát triển xương) và tổng hợp các enzym điều chỉnh collagen ở người. Chúng cũng có khả năng thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương khỏe mạnh, ngăn ngừa các vết nứt và gãy tiềm ẩn.

Collagen là gì? Nguồn gốc và tác dụng của collagen
Các chất bổ sung collagen khác cũng cho kết quả đầy hứa hẹn. Một nghiên cứu cho biết việc uống 5g collagen peptide mỗi ngày trong 12 tháng đối với mật độ khoáng của xương ở phụ nữ sau mãn kinh đã làm tăng sự hình thành xương và giảm sự thoái hóa xương ở những người tham gia nghiên cứu.
Cũng có những tranh cãi từ những nghiên cứu khác, chẳng hạn như khi kiểm tra tác động của các chất thủy phân collagen thu được từ gelatin đối với các dấu hiệu chuyển hóa xương ở phụ nữ sau mãn kinh có mật độ khoáng xương thấp, các nhà nghiên cứu cho biết là không tìm thấy cải thiện đáng kể nào đối với cấu trúc xương của họ.
Làm lành vết thương
Collagen đã thành công trong việc điều trị vết thương và đã được sử dụng trong hơn 2.000 năm qua. Collagen được bôi tại chỗ, thường là với các protein cấu trúc khác và thuốc kháng sinh , để thúc đẩy quá trình chữa lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Vậy việc uống bổ sung collagen như thế nào là hợp lý?

Khi xem xét điều này, điều quan trọng đầu tiên là phải xem xét chế độ ăn uống và lối sống của bạn đang ảnh hưởng như thế nào đến việc sản xuất collagen trong cơ thể. Nếu bạn đang ăn kiêng, hút thuốc lá hoặc dành nhiều giờ dưới ánh nắng gay gắt mà không thoa kem chống nắng, thì việc bổ sung thực phẩm chức năng có thể không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe đáng kể nào. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là thay đổi lối sống thay vì bổ sung thực phẩm chức năng, đó là bước đầu tiên hiệu quả nhất để cải thiện làn da và sức khỏe khớp của bạn.
Nếu bạn quyết định thử bổ sung collagen, hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn chọn cung cấp khả năng hấp thụ tốt các thành phần hoạt tính. Một số chuyên gia khuyên bạn nên chọn thực phẩm bổ sung chứa các peptide collagen hoạt tính sinh học, có thể tồn tại một phần trong quá trình tiêu hóa mà không bị phá vỡ. Những peptide còn sót lại này được cơ thể sử dụng để kích thích các tế bào sản xuất collagen cụ thể trong các mô, dẫn đến làn da đẹp, trẻ trung và các khớp khỏe mạnh, chắc khỏe hơn trong thời gian dài.
Thực phẩm bổ sung mà bạn chọn mua nên có các thành phần chất lượng cao. Đó là những hỗn hợp collagen sạch và nguyên chất - tức là không chứa chất độn, chất ổn định và chất làm ngọt, chẳng hạn như peptide collagen thủy phân đã được cấp bằng sáng chế và các sản phẩm sử dụng các thành phần hỗ trợ chính như vitamin C và biotin hỗ trợ sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể.
Thêm nữa, các chất bổ sung collagen được thiết kế để uống hàng ngày, cho nên bạn nên duy trì kiên trì và đều đặn để tối đa hóa các đặc tính sức khỏe, thể chất và sắc đẹp. Nếu bạn thường xuyên quên uống hoặc ngừng uống sau một quá tình, thì việc sản xuất collagen của cơ thể sẽ từ từ trở lại với tốc độ tự nhiên.


>>> Trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm.
Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top