Cơm nguội hay cơm nóng tốt cho dạ dày hơn? Câu trả lời khiến bạn phải bất ngờ

Cơm là món ăn quen thuộc của Việt Nam và nhiều nước châu Á. Đây là món ăn giàu tinh bột, giúp nhanh chóng bổ sung năng lượng và bù lượng glycogen dự trữ bị mất trong cơ thể với những người tập luyện thể thao hay phải làm việc nặng.
Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ, cơm nóng hay cơm nguội tốt cho dạ dày hơn chưa?
Cơm nguội hay cơm nóng tốt cho dạ dày hơn? Câu trả lời khiến bạn phải bất ngờ
Với cơm trắng, khi còn nóng thì cơm sẽ có hàm lượng tinh bột ở mức bình thường như chúng ta đã biết. Khi tiêu hoá, lượng tinh bột này phân huỷ thành đường glucose, hấp thụ vào máu và khiến đường huyết tăng. Với người khoẻ mạnh thì đây là điều bình thường, nhưng những người bị các bệnh đường huyết, tiểu đường, kháng insulin thì sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, cơm trắng khi nấu chín và để nguội sẽ bị thay đổi cấu trúc tinh bột. Khi đó, tinh bột tinh luyện trong cơm đã chuyển hoá thành tinh bột kháng. Chất này có lợi cho sức khoẻ, khi quá trình tiêu hoá tinh bột kháng trong dạ dày và ruột non sẽ chậm hơn, nhờ đó chúng sẽ đến được ruột già và nuôi dưỡng lợi khuẩn tại đây.
Tinh bôt kháng còn kích thích lợi khuẩn tạo ra các axit béo chuỗi ngắn giúp giảm triệu chứng của tiêu chảy, viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng và hỗ trợ giảm cân.
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Á - Thái Bình Dương cho thấy cơm để nguội sau đó hâm nóng lại không chỉ làm tăng lượng tinh bột kháng mà còn giúp giảm phản ứng đường huyết. Hàm lượng tinh bột kháng cao hơn trong cơm cũng giúp no lâu, qua đó giảm cảm giác thèm ăn.
Để tận dụng lợi ích của cơm nguội, các chuyên gia khuyến cáo nên nấu chín gạo thành cơm, sau đó để nguội ngoài không khí rồi cho vào tủ lạnh. Cơm nguội lúc này hâm lại sẽ có tinh bột kháng cao hơn, và nên ăn trong 24 giờ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top