Cơn bão lớn nhất trong Hệ Mặt Trời có thể bao trùm cả Trái Đất, vần vũ 190 năm vẫn chưa chấm dứt

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Theo các nhà thiên văn học, những quan sát bất ngờ mà Hubble thực hiện trong hơn 90 ngày từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 3 năm nay cho thấy Vết Đỏ Lớn không ổn định như vẻ ngoài của nó.

Vết Đỏ Lớn là một xoáy nghịch hay một luồng gió lớn trong bầu khí quyển sao Mộc xoay quanh một khu vực áp suất cao ở trung tâm dọc theo vành đai mây vĩ độ trung bình ở phía Nam của hành tinh này. Cơn bão tồn tại từ lâu này là cơn bão lớn nhất trong Hệ Mặt trời và có thể nhét vừa Trái đất bên trong nó.

Mặc dù các cơn bão thường được coi là không ổn định nhưng Vết Đỏ Lớn đã tồn tại trong gần 2 thế kỷ. Tuy nhiên, những thay đổi quan sát được trong cơn bão dường như liên quan đến chuyển động và kích thước của nó. Các hình ảnh tua nhanh đã cho thấy xoáy bão này "lắc lư" như thạch và co giãn theo thời gian. Các nhà nghiên cứu đã mô tả quan sát này trong một phân tích được công bố trên Tạp chí Khoa học Hành tinh.

1732766654672.png


"Mặc dù chúng tôi biết chuyển động của nó thay đổi một chút về kinh độ nhưng chúng tôi không ngờ kích thước của nó cũng dao động. Theo như chúng tôi biết, điều này chưa từng được phát hiện trước đây", chủ nhiệm nghiên cứu Amy Simon - một nhà khoa học hành tinh tại NASA cho hay.

Các nhà thiên văn học đã quan sát được đặc điểm màu đỏ thẫm này trên sao Mộc trong ít nhất 150 năm và đôi khi các quan sát dẫn đến những điều bất ngờ, bao gồm cả tiết lộ mới nhất rằng hình bầu dục của cơn bão có thể thay đổi kích thước, đôi khi trông gầy hơn hoặc béo hơn.

Gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học đã nhìn vào trung tâm của Vết Đỏ Lớn bằng kính thiên văn James Webb để ghi lại các chi tiết mới bằng ánh sáng hồng ngoại. Các quan sát của kính Hubble được thực hiện bằng ánh sáng khả kiến và tia cực tím.

1732766666485.png


Đồng tác giả nghiên cứu Leigh Fletcher, Giáo sư khoa học hành tinh tại Đại học Leicester của Anh, cho biết: "Đối với những thiết bị hạn chế, những đám mây sọc và cơn bão đỏ nổi tiếng của sao Mộc có vẻ tĩnh tại, ổn định và tồn tại lâu dài trong nhiều năm. Nhưng khi quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy sự biến đổi đáng kinh ngạc, với các kiểu thời tiết hỗn loạn phức tạp như bất kỳ thứ gì chúng ta có ở trên Trái đất. Các nhà khoa học hành tinh đã nỗ lực trong nhiều năm để xem xét các mô hình trong sự thay đổi này này, bất cứ điều gì cũng đều có thể giúp chúng ta nắm bắt được nền tảng vật lý trong hệ thống phức tạp này".

Những hiểu biết thu thập được thông qua các quan sát về những cơn bão lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta có thể giúp các nhà khoa học hiểu được thời tiết sẽ như thế nào trên các ngoại hành tinh quay quanh các ngôi sao khác. Kiến thức đó có thể mở rộng hiểu biết của các nhà khoa học về các quá trình khí tượng vượt ra ngoài những gì chúng ta trải qua trên Trái đất.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top