Con đi vệ sinh liên tục khi làm bài tập về nhà, ông bố mua luôn cái xí bệt cho ngồi. Cách này có giải quyết được vấn đề?

Nếu đã là phụ huynh, bạn chắc chắn sẽ được trải nghiệm kèm con cấp tiểu học học bài, làm bài tập về nhà. Nếu kiềm chế được thì tốt, chứ không chắc chắn bật chế độ tức giận, máu nóng dồn lên mặt, quát tháo nhặng xị, thậm chí cầm roi đứng bên vì đứa trẻ con cứ ngồi vào bàn cầm bút chưa được phút đã đứng lên đi vệ sinh. Sao cứ đến giờ học chúng giở chứng ị, đái lắm thế 😂 Học sinh tiểu học còn nhỏ, phương pháp học tập còn hạn chế, tâm lý phổ biến muốn chơi, không muốn đến lớp, không làm bài tập về nhà. Khi phải học thì lý do phổ biến nhất là “đi vệ sinh”. Để trị mánh khóe này, ông bố Trung Quốc mua “bồn cầu thật” thay ghế cho ông con. Ông bố cho biết, con trai học lớp 2, và cái kết rất "sáng sủa", vừa thay cho ghế, lại cứu ông con khỏi phải nhiều lần chạy vào nhà vệ sinh. Ảnh chụp người bố khoe trên mạng cho thấy con trai ngồi trên toilet một cách trật tự.
Con đi vệ sinh liên tục khi làm bài tập về nhà, ông bố mua luôn cái xí bệt cho ngồi. Cách này có giải quyết được vấn đề?
Trên mạng, nhìn thấy ảnh người thì bảo lãng phí tiền, người thì nói dã man, trong lòng học sinh, dù sao cũng sẽ có oán hận, ngồi ở bồn cầu làm bài tập không phải chuyện thường. Ôi thôi, năm người mười ý. Tôi nghĩ rằng cậu bé trong hoàn cảnh đó không đến mức phải oán hận vì cái bệ toilet đâu. Nhưng đây không phải là một cách tốt, thậm chí khiến học sinh ngày càng chán ghét bài tập về nhà và điểm số của các em sẽ tụt dốc không phanh. Nếu muốn học sinh sửa thái độ và nghiêm túc làm bài, phụ huynh cũng nên làm như vậy. Việc “mua bồn cầu” thay ghế không sẽ không giải quyết được vấn đề, mà cha mẹ cần thay đổi cách dạy con. Việc học sinh không muốn làm bài là chuyện bình thường, nhưng dù vậy, vẫn có những học sinh hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ và nộp bài đúng giờ, và điều này là do học sinh đã nghe lời cha mẹ và cha mẹ có phương pháp giáo dục để con nghe lời. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không phải phương pháp của người này đúng lại phù hợp với người khác, tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo, thấy đúng và hợp thì áp dụng, chứ không phải áp dụng một cách máy móc. Như tôi có một số gợi ý dưới đây. Trước hết, phụ huynh cần biết dù đều không muốn hoàn thành bài tập về nhà nhưng mỗi học sinh lại có những lý do khác nhau, phụ huynh muốn giải được bài toán cơ bản thì phải hiểu được suy nghĩ của con và đưa ra các giải pháp cho vấn đề theo cách riêng. Thứ hai, phụ huynh nên có cách khuyến khích con làm bài tập. Thực tế chỉ cần con chăm chú thì sẽ không mất nhiều thời gian. Khuyến khích con có thể làm những điều mình thích sau khi học xong bài cũng là điều bọn trẻ mong đợi. Thứ ba, phụ huynh nên cùng con hoàn thành bài tập về nhà. Phụ huynh không chỉ là phụ huynh mà còn trở thành tấm gương cho học sinh, để học sinh noi theo. Cùng học sinh giải bài tập, khi gặp vấn đề thì cùng học sinh giải quyết. Cuối cùng, cha mẹ nên tạo sự “bất ngờ” cho con. Bất ngờ sẽ làm tăng động lực học tập của học sinh, khi con thể hiện tốt thì phụ huynh nên tạo bất ngờ cho con theo thời gian để thúc đẩy học sinh tiến bộ. Có như vậy học sinh mới không từ chối bài tập về nhà, thậm chí có thể tích cực hơn. Trên đây là gợi ý từ kinh nghiệm của tôi, có thể không áp dụng cho tất cả học sinh nhưng cũng rất thiết thực và con tôi đã thay đổi. Tôi nghĩ việc lắng nghe ý kiến của người khác, nhất là một đứa trẻ một cách đúng đắn thực sự có thể giúp ích cho con. Còn bạn đã làm gì khi con không muốn học bài?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top