Con người đang chìm trong hạt vi nhựa, khủng hoảng rác thải nhựa

Dù chỉ có kích thước siêu nhỏ nhưng các hạt vi nhựa đang âm thầm đe dọa đến sức khỏe của con người thông qua hàng loạt chuỗi liên kết.
Con người đang chìm trong hạt vi nhựa, khủng hoảng rác thải nhựa
Nhựa từ lâu đã là một vấn đề môi trường có thể nhìn thấy và đáng báo động. Chúng ngày càng hiện diện nhiều hơn ở cấp độ vi mô trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta dưới dạng vi nhựa hoặc các hạt nhựa nhỏ có kích thước nhỏ hơn 5 mm.
Nhựa được sử dụng trong các sản phẩm mà mọi người không bao giờ ngờ tới. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19, các vật dụng vệ sinh cá nhân và vật liệu đóng gói đã trở thành nguồn rác thải nhựa gia dụng chính thải ra môi trường.
Ví dụ, khăn ướt được làm bằng polyester và có chứa vi nhựa. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, hơn 1,29 triệu tấn khăn lau được sản xuất mỗi năm, có nghĩa là mỗi hộ gia đình sử dụng và thải ra trung bình ít nhất 60 kg chất thải làm từ nhựa.
Khẩu trang, một vật dụng cần thiết khác trong đại dịch cũng được làm từ polypropylene. Đây là một loại vật liệu làm từ nhựa và sử dụng thường xuyên để làm hộp đựng và nắp chai nước sử dụng một lần. Theo Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc, hơn 60 tỷ tấn khẩu trang đã được sản xuất chỉ tính riêng tại nước này trong năm 2020. Một chiếc khẩu trang nặng chỉ 4 gram nhưng khi gộp lại, con số thực sự lớn. Lượng rác thải nhựa đã lên tới ít nhất 24.000 tấn và đóng góp phần lớn trong số đó là khẩu trang.
Túi đá và bao bì giao hàng là một ví dụ khác. Khoảng 80% túi chườm đá sử dụng ở Hàn Quốc làm từ vật liệu polyme siêu hấp thụ (SAP) có chứa vi nhựa. Cơ quan thống kê Hàn Quốc tiết lộ có hơn 210 triệu túi đá đã được sản xuất vào năm 2019, thậm chí trước khi xảy ra đại dịch.
Con người đang chìm trong hạt vi nhựa, khủng hoảng rác thải nhựa
Có nhiều lý do đằng sau sự thiếu nhận thức của cộng đồng về sự tồn tại của vi nhựa trong đời sống hàng ngày.
Trong hầu hết trường hợp, các thành phần vi nhựa không được ghi trên sản phẩm. Ví dụ, các nhà sản xuất khăn ướt không bị Bộ an toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc bắt phải tiết lộ vật liệu làm từ nhựa trên nhãn của họ.
Do đó không dễ để người tiêu dùng biết rằng khăn lau được làm một phần từ nhựa. Theo một cuộc khảo sát do Consumers Korea thực hiện với 636 người trong tháng 7/2021, chỉ 34% nhận thức được khăn lau có chứa nhựa, trong khi những người khác cho rằng khăn lau được làm từ sợi hoặc giấy.
John Yum, một nhà hoạt động tại Greenpeace Korea chia sẻ với Korea Times: "Người tiêu dùng có quyền biết chính xác những gì họ đang mua và có thể lựa chọn sản phẩm thay thế không chứa nhựa. Tuy nhiên, rất khó để tìm thấy một sản phẩm không chứa vật liệu làm từ nhựa và nhiều công ty không ghi rõ nội dung của sản phẩm đó trên bao bì".
Một lý do khác là thiếu nghiên cứu và đồng thuận về sự nguy hiểm của vi nhựa trong ngành công nghiệp và giới học thuật.
Khái niệm về vi nhựa chỉ được chú ý vào năm 2004 khi giáo sư Richard Thompson tại Đại học Plymouth xuất bản một bài báo liên quan trên tạp chí Science.
Bất chấp mối quan tâm ngày càng tăng về vi nhựa, các nhà khoa học cho rằng vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh chính xác lý do tại sao và làm thế nào chúng tàn phá cơ thể con người và môi trường. Họ nói rằng rất khó để tiến hành các thử nghiệm và nghiên cứu vì vi nhựa là loại vật liệu vô hình nhưng lại được tìm thấy ở khắp mọi nơi và do đó việc tạo ra một thí nghiệm với một nhóm đối chứng là gần như không thể.
Một số người đã dự đoán rằng, vi nhựa có thể giống như một phương thức vận chuyển các thành phần độc hại, gây ra các bệnh nghiêm trọng và tổn hại đến di truyền của con người.
Yum chia sẻ: “Vi nhựa quá nhỏ để có thể lọc được qua hệ thống xử lý nước thải và cuối cùng chảy ra sông và đại dương. Khi chúng thải ra hệ sinh thái, hầu như không thể thu thập lại chúng và ngăn ngừa hậu quả môi trường. Con người có thể gặp nguy hại khi chúng ta hít phải vi nhựa trong không khí và tiêu thụ hải sản ăn phải các hạt vi nhựa”.
Nằm một phần trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do vi nhựa, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã khởi xướng chiến dịch tái chế túi đá vào tháng 7/2020.
Con người đang chìm trong hạt vi nhựa, khủng hoảng rác thải nhựa
Mục tiêu của chiến dịch là giảm thiểu rác vi nhựa thông qua việc thu hồi và tái sử dụng các túi đá một cách hiệu quả. Bộ đã đưa ra hướng dẫn cho các nhà sản xuất túi đá về kích thước để tái chế tốt hơn và cảnh báo người tiêu dùng không vứt bỏ các chất chứa trong các gói xuống hệ thống nước thải.
Với sự giúp đỡ của 12 chính quyền địa phương, ít nhất đã có 600 địa điểm tái chế túi đá thí điểm và các nhà chức trách có kế hoạch mở rộng các cơ sở lắp đặt trên toàn quốc. Các túi đá lấy ra được làm sạch, tiệt trùng và tái sử dụng.
Một quan chức từ Văn phòng quận Seongbuk, phía bắc Seoul chia sẻ, đã có hơn 63.000 túi đá đã được thu gom trong nửa đầu năm 2021 và gửi đến các chợ địa phương, cửa hàng thịt và nhà hàng cung cấp dịch vụ giao hàng, nơi luôn cần túi đá.
Bắt đầu từ năm 2023, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục sản xuất túi đá làm bằng nhựa và từ chối áp dụng các chất thay thế thân thiện với môi trường như nước, tinh bột hoặc muối trong quá trình sản xuất để tránh thải ra vi nhựa.
Vào năm 2018, chính phủ đã cấm sử dụng vi nhựa trong mỹ phẩm hay còn được gọi là "microbeads", đặc biệt trước những lo ngại gia tăng về mối đe dọa tiềm tàng mà chúng có thể gây ra đối với hệ sinh thái biển và sức khỏe con người. Do đó, Hàn Quốc đã ngăn chặn việc nhập khẩu và sản xuất hơn 300 sản phẩm có chứa nguyên liệu, bao gồm chất tẩy rửa, kem đánh răng và kem tẩy tế bào chết.
Lệnh cấm microbead trong mỹ phẩm là một ví dụ về việc cắt giảm sản lượng nhựa. Để đối phó với cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đang diễn ra, chính phủ nhiều nước và cả ngành công nghiệp đang phải làm việc cùng nhau để giảm mức sản xuất nhựa càng sớm càng tốt.
Nguồn: Koreatimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top