Con người đốt than từ hàng nghìn năm nay, nhưng có thể chưa biết than được hình thành như thế nào

Phải mất hàng nghìn, thậm chí là hàng trăm triệu năm để hình thành nên một mỏ than, tất cả bắt đầu với những lớp thực vật sống cuối cùng hóa thạch.
Con người đã sống phụ thuộc than từ hàng nghìn năm nay. Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, than đá đã trở thành nguồn chính của cả điện năng và sự nóng lên toàn cầu. Nhưng không phải ai cũng biết, nguồn nhiên liệu quý giá này đến từ đâu, hình thành như thế nào. Các nhà khoa học đã có những nghiên cứu để tìm hiểu về quá khứ xa xưa tạo nên những mỏ than mà chúng ta khai thác được ngày nay.

Than có lịch sử hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, trải qua những quá trình địa chất phức tạp

Than hình thành khi thực vật ở các đầm lầy bị chôn vùi, nén chặt và nung nóng để trở thành đá trầm tích trong một quá trình gọi là than hóa. Về cơ bản, than là thực vật bị hóa thạch. Việc tạo ra những hóa thạch thực vật này liên quan đến "rất nhiều sự cố địa chất".
Sự hình thành than phải bắt đầu từ những thực vật sống. Khi các loài cây còn tồn tại, nó có thể bị hư hại do đốt cháy hoặc có thể bị côn trùng xâm nhập. Những dấu vết của phấn hoa, lá cây, rễ cây và thậm chí cả phân bọ trong than đá được các nhà khoa học sử dụng để tái tạo lại các hệ sinh thái cổ đại, đưa ra manh mối về khí hậu cổ đại.
Tiếp theo là thời kỳ thực vật chết. Thực vật trên sườn núi hoặc trong sa mạc không thể trở thành than, vì những môi trường này không thuận lợi cho sự hình thành than bùn. Hầu hết các mỏ than là từ các đầm lầy.

Con người đốt than từ hàng nghìn năm nay, nhưng có thể chưa biết than được hình thành như thế nào
Đó là bởi vì khi thực vật chết trong vùng đất ngập nước, chúng được bao phủ bởi nước và được bảo vệ trong môi trường không có oxy. Kết quả là chúng không bị phân hủy nhanh như trên mặt đất khô. Thay vào đó, thực vật tích tụ thành lớp than bùn dưới đáy đầm lầy sũng nước. Than bùn là tiền thân của than đá, với lịch sử lâu đời. Đó là nơi sinh sống của côn trùng, nấm, vi khuẩn và thậm chí cả rễ cây đào hang, tất cả đều giúp phân hủy thực vật trong một quá trình gọi là "than bùn hóa".
Các khoáng chất thấm vào than bùn từ nước hoặc hình thành thông qua các phản ứng hóa học cũng được giữ lại trong than. Chẳng hạn như than sét nung ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ chứa các nguyên tố đất hiếm từ một vụ phun trào núi lửa hàng triệu năm trước.

Than đá được tạo ra như thế nào?

Để bắt đầu quá trình than hóa, than bùn phải được bao phủ bởi một thứ gì đó vô cơ, chẳng hạn như phù sa từ một vùng đồng bằng sông rộng.
Theo thời gian và những biến động địa chất, than bùn bị chôn vùi sâu hơn. Núi xói mòn và lấp đầy thung lũng. Trải qua hàng triệu năm, những ngọn núi mới mọc lên. Trong suốt hàng thiên niên kỷ này, than bùn bị phân hủy và dần dần chuyển hóa thành than đá nhờ hai yếu tố áp suất và nhiệt độ. Hầu hết các loại than đều có tuổi đời từ 60 triệu đến 300 triệu năm.

Con người đốt than từ hàng nghìn năm nay, nhưng có thể chưa biết than được hình thành như thế nào
Con người đã đốt than hàng nghìn năm nay
Áp suất làm cho than bùn nén chặt hơn, tổ chức lại các phân tử dễ nhận biết trong thực vật, đồng thời giải phóng oxy và hydro, bỏ lại carbon và các nguyên tố khác.
Than được chôn rất sâu có nhiệt độ cao hơn vì chúng ở gần lõi Trái đất hơn. Lượng áp suất và nhiệt độ thường quyết định thứ hạng của than.
Than tạo ra lượng carbon dioxide mỗi kilowatt giờ lớn gấp đôi so với khí đốt tự nhiên và gấp 90 lần so với năng lượng gió. Tuy nhiên, có một thực tế mà chúng ta đã và đang phải trải qua là sống chung với khí thải từ than và từ các quá trình công nghiệp có liên quan đến than, điều đó rõ ràng là không tốt cho khí hậu.
>>>Cự đà "đóng băng" rơi như "trái cây rụng" trong bão tuyết ở Mỹ
Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top