Con người là thủ phạm gây ra nhiều cái chết "thương tâm" cho cá mập voi

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học phát hiện ra, chính những con tàu lớn vận chuyển hàng hóa trên biển có thể là nguyên nhân gây tử vong cho loài cá lớn nhất thế giới - cá mập voi.
Theo thống kê, có hơn 80% thị phần thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển. Một phần lớn hàng hóa và các đồ dụng mà chúng ta sử dụng và tiêu thụ hàng ngày đã hoặc sẽ được vận chuyển trên những con tàu khổng lồ, đã "cày" nát đại dương toàn cầu. Những lộ trình mà các tàu container này thực hiện là các tuyến vận chuyển cố định được gọi là đường cao tốc trên biển. Những đường cao tốc này nơi tàu thuyền qua lại, kết nối các cảng xa xôi, thường ở hai phía đối diện của đại dương rộng lớn.
Bên cạnh đó, đường cao tốc biển cũng có thể cắt ngang các tuyến đường di chuyển và di cư của các loài động vật biển. Những loài cá voi và cá mập ăn sinh vật phù du khổng lồ dễ bị tấn công, thậm chí bị giết chết bởi các tàu lớn khi chúng ở gần bề mặt trong thời gian dài.

Những con cá lớn nhất đại dương đang bị đe dọa sự sống

Loài cá mập voi có thể đạt chiều dài lên tới 20 mét khi trưởng thành. Mặc dù có vẻ ngoài mạnh mẽ, nhưng khả năng sinh tồn của chúng đang bị đe dọa, số lượng đã giảm hơn 50% trong 75 năm qua. Năm 2016, chúng được thêm vào danh sách các loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng tăng.
Con người là thủ phạm gây ra nhiều cái chết thương tâm cho cá mập voi
Vết thương trên người cá mập voi do va chạm với tàu biển
Việc đánh bắt cố ý hoặc tình cờ của các đội đánh cá công nghiệp không được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến cá mập voi suy giảm. Điều này được giải thích là do hoạt động đánh bắtcá nhám voi đã bị đóng cửa, loài này đã được bảo vệ bởi các lệnh cấm thương mại quốc tế kể từ năm 2003. Thay vào đó, một số yếu tố chỉ ra rằng vận chuyển là nguyên nhân hàng đầu nhưng ẩn chứa những mối tiềm ẩn nguy hiểm gây ra cái chết của chúng.
Cá mập voi thường dành nhiều thời gian để bơi ngay dưới bề mặt biển, ăn những động vật cực nhỏ gọi là động vật phù du, chính điều này vô tình đưa chúng vào đường đi trực tiếp của những con tàu lớn. Nếu một con tàu lớn va chạm với cá mập voi, nó sẽ có rất ít cơ hội sống sót. Nếu một vụ đụng độ xảy ra thật thì chúng sẽ không để lại dấu vết gì, bởi cơ thể to lớn của con vật sẽ chìm sâu xuống đáy biển và những người phía trên thì không biết chuyện gì.
Chính điều này cũng làm cho việc phát hiện và ghi lại các vụ va chạm trở nên khó khăn hơn. Trước đây, thường những bằng chứng có sẵn là tập hợp các nhân chứng, báo cáo tin tức và các cuộc chạm trán với cá mập mang theo thương tích do va chạm với các tàu nhỏ hơn. Các nhà khoa học bắt đầu khám phá những cái chết ẩn giấu của loài cá mập voi bằng cách tập hợp một nhóm quốc tế gồm hơn 60 nhà khoa học từ 18 quốc gia.
Sử dụng vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 350 con cá mập voi bằng cách gắn thẻ điện tử cho chúng, lập bản đồ vị trí trên tất cả các đại dương lớn theo cách chi tiết và chính xác nhất. Điều này sẽ giúp họ xác định được các khu vực có mật độ cá mập voi cao nhất, thường là ở các khu vực ven biển, nơi các loài được biết đến là tụ tập.

Tàu di chuyển gây ra va chạm

Con người là thủ phạm gây ra nhiều cái chết thương tâm cho cá mập voi
Thẻ điện tử theo dõi được gắn trên cá mập voi
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh những chuyển động này với một hệ thống theo dõi tàu bắt buộc, hệ thống này ban đầu được phát triển để ngăn các tàu va chạm với nhau. Do đó, những đội tàu được theo dõi tốt hơn, bao gồm các đội tàu chở hàng, tàu chở dầu, hành khách và tàu đánh cá trên toàn cầu - là những loại tàu lớn (nặng hơn 300 tấn) có khả năng tấn công và giết chết một con cá mập voi.
Họ cũng phát hiện ra rằng 92% không gian đại dương do cá mập voi chiếm giữ và gần 50% các lớp sâu của chúng chồng lên các hoạt động của các hạm đội này. Những mô hình hiện đại đã được phát triển để xác định nguy cơ va chạm trong các khu vực chồng lấn này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Vịnh Mexico, Vịnh Ả Rập và Biển Đỏ có nguy cơ cao nhất đối với cá mập voi.
Những khu vực này là nơi có một số cảng và đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, mức độ rủi ro được ước tính khá tương quan với các vụ va chạm chết người đã biết ở đây, nên có thể chúng là những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với loài cá mập voi đang sinh sống.
Trong những khu vực có nguy cơ cao, cá mập voi thường xuyên băng qua đường tàu và đi gần những con tàu đang di chuyển nhanh hơn khoảng 10 lần so với tốc độ bơi của chúng. Điều này khiến cho cá có rất ít thời gian để phản ứng trước một con tàu đang lao tới, dẫn đến những cuộc chạm trán ở cự ly gần này có thể diễn ra thường xuyên hơn, mà chúng ta ít có khả năng theo dõi và kiểm soát được, và kết quả là những sự kiện thiệt mạng với loài cá.
Một điều đáng báo động nữa là việc truyền thông tin từ thẻ điện tử thường xuyên kết thúc ở các tuyến đường vận chuyển, đông đúc hơn so với những gì mà các nhà nghiên cứu mong đợi. Ngay cả sau khi tính toán các lỗi kỹ thuật ngẫu nhiên của máy phát, họ cũng nhận thấy khoảng 24% thẻ đã ngừng truyền trên các tuyến đường vận chuyển đông đúc, rất có thể do cá mập voi đã bị tấn công bị thương hoặc tử vong và chìm xuống đáy đại dương. Thậm chí, các nhà nghiên cứu đã nhận được thông tin khi những con cá mập voi chết do va chạm. Một số loại thẻ ghi lại độ sâu cũng như vị trí và cho thấy những con cá mập di chuyển vào đường vận chuyển nhưng sau đó chìm dần xuống đáy biển hàng trăm mét bên dưới.
Con người là thủ phạm gây ra nhiều cái chết thương tâm cho cá mập voi
Các vùng biển ven bờ là một trong những vùng nguy hiểm nhất đối với cá mập voi

Cảnh báo mạnh mẽ cho các biện pháp bảo vệ khẩn cấp

Mối đe dọa với cá mập voi được phát hiện trong nghiên cứu nói trên là một cảnh báo mạnh mẽ cho các biện pháp bảo vệ khẩn cấp. Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ những quy định quốc tế nào để bảo vệ cá mập voi khỏi các vụ va chạm tàu. Loài cá này phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn nếu không sớm hành động.
Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) có thể phát triển một kế hoạch báo cáo toàn cầu nhằm củng cố hồ sơ về các vụ va chạm giữa tàu và động vật hoang dã đối với cá mập voi và các loài bị đe dọa khác. Đó là một bước đầu tiên để giải quyết cho vấn đề khủng hoảng. Và một mạng lưới như vậy sẽ hỗ trợ cho các chính quyền tại các khu vực cụ thể thực hiện các biện pháp bảo vệ bằng cách cung cấp bằng chứng về nơi xảy ra va chạm.
Một số sáng kiến nhằm giảm nguy cơ bị tàu tấn công có thể mô phỏng các biện pháp bảo vệ cá voi khỏi sự va chạm, chẳng hạn như các quy định của IMO yêu cầu tàu giảm tốc độ hoặc điều hướng cẩn thận hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học này có thể giúp ích cho các chiến dịch bảo vệ loài cá voi bằng cách xác định các khu vực có nguy cơ cao mà các biện pháp này có thể được thử nghiệm. Chỉ có hành động khẩn cấp và nhanh chóng mới là cách duy nhất để ngăn số lượng cá mập voi chìm sâu hơn nữa tới nguy cơ tuyệt chủng.

>>> "Sĩ gái" nên chấp nhận nuôi con người khác.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top