Lizzie
Writer
Liên Hợp Quốc cũng đánh giá nguyên nhân gây mất được xác định do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thay đổi phương thức sử dụng đất và đại dương, các hoạt động nông nghiệp không bền vững…
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng: "Các tập đoàn đa quốc gia đang lấp đầy tài khoản ngân hàng của họ trong khi làm mất đi những món quà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Các hệ sinh thái trở thành công cụ để kiếm lợi nhuận. Với sự khao khát vô tận của chúng ta đối với tăng trưởng kinh tế một cách không kiểm soát và không đồng đều, loài người đã trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng ta đang xả những thứ xú uế ra thiên nhiên. Và như thế là chúng ta đang ******, bởi vì suy thoái đa dạng sinh học khiến con người phải trả giá đắt".
Ông Sean O'brien - Chủ tịch Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Natureserve thì nói: "Thiên nhiên vô cùng phức tạp và không phải lúc nào chúng ta cũng biết loài sinh vật nào là quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Trong một môi trường sống, khi một số loài bắt đầu tuyệt chủng hoặc bị sụt giảm số lượng, điều đó có thể gây ra sự sụp đổ của toàn bộ môi trường sống".
TS. Carly Cowell - Nhà nghiên cứu chính sách về bảo tồn nhận định: "Tôi nghĩ mối đe dọa lớn nhất ngay lúc này đối với các loài thực vật trên thế giới là thay đổi mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp hoặc nhà ở. Chắc chắn sẽ là mối đe dọa tức thời khi rừng bị chặt phá và đồng cỏ nguyên sơ bị cày xới. Chúng ta sẽ không chỉ mất đi những lợi ích tức thời mà thực vật mang lại như ổn định đất và tạo ra oxy, mà đó còn là môi trường tự nhiên. Chúng ta cũng có khả năng mất đi một phương pháp chữa trị ung thư hoặc COVID-19, hoặc căn bệnh gì đó trong tương lai mà chúng ta thậm chí còn chưa biết. Vì vậy, mất đi thực vật nghĩa là chúng ta có thể mất đi cách cứu chữa trong tương lai".
Đa dạng sinh học tại Zimbabwe đã liên tục suy giảm trong 30 năm qua do hạn hán, nạn săn bắt trái phép và buôn bán sản phẩm từ động vật hoang dã. Thêm vào đó, xung đột giữa con người và thiên nhiên hoang dã cũng gia tăng. Để khắc phục tình trạng này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đang phối hợp với các đối tác để thực hiện chương trình quản lý bền vững động vật hoang dã.
Chipo Munsaka, 22 tuổi, là một trong số 18 giám sát viên của dự án này tại khu bảo tồn Kavaango-Zambezi, cô tin tưởng rằng các cộng đồng dân cư và động vật hoang dã có thể cùng tồn tại một cách bền vững. "Tôi muốn bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khỏi sự khai thác quá mức và giảm xung đột giữa con người và động vật hoang dã bằng giáo dục cộng đồng, dạy học cách chung sống với động vật, chung sống với cây cối".
Ông Hubert Boulet - Điều phối viên Dự án Quản lý bền vững động vật hoang dã cho biết: "Cùng với các đối tác của mình, cũng như các cộng đồng và chính phủ các nước, chúng tôi đang phát triển các giải pháp thiết thực và sáng tạo ở 15 quốc gia. Mục đích là để cải thiện việc bảo tồn động vật hoang dã và an ninh lương thực".
Dự án đang làm việc với các cộng đồng và đối tác để cải thiện các quy định về săn bắt động vật hoang dã, tăng cường cung cấp các sản phẩm thịt và cá nuôi được chăn nuôi bền vững, trao quyền và tăng cường quản lý cộng đồng, đồng thời giảm nhu cầu về thịt động vật hoang dã ở các thị trấn và thành phố.
Những chuyên gia như bà Lauren McCain dành nhiều tâm huyết cho việc phục hồi và bảo vệ đa dạng sinh học tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Bà McCain, cũng như nhiều nhà bảo tồn thiên nhiên khác không tỏ ra bi quan trước những thách thức mà đa dạng sinh học toàn cầu đang phải đối mặt.
Bà chia sẻ, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, nhận thức rõ ràng và đúng đắn hơn về hành vi của con người và tác động đối với Trái đất. Họ không chấp nhận bỏ qua những điều đó nữa và cuộc cách mạng để bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học đã bắt đầu.
Mục tiêu của các quốc gia tham gia khung đa dạng sinh học toàn cầu là hướng tới một tương lai sống hài hòa với thiên nhiên vào năm 2050. Để làm được điều này, các nước đang thúc đẩy thực hiện các giải pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, chẳng hạn như thay đổi hành vi và thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên; không săn bắt và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã quý hiếm; chia sẻ công bằng, hợp lý các lợi ích thu được từ thiên nhiên: xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng…
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng: "Các tập đoàn đa quốc gia đang lấp đầy tài khoản ngân hàng của họ trong khi làm mất đi những món quà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Các hệ sinh thái trở thành công cụ để kiếm lợi nhuận. Với sự khao khát vô tận của chúng ta đối với tăng trưởng kinh tế một cách không kiểm soát và không đồng đều, loài người đã trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng ta đang xả những thứ xú uế ra thiên nhiên. Và như thế là chúng ta đang ******, bởi vì suy thoái đa dạng sinh học khiến con người phải trả giá đắt".
Ông Sean O'brien - Chủ tịch Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Natureserve thì nói: "Thiên nhiên vô cùng phức tạp và không phải lúc nào chúng ta cũng biết loài sinh vật nào là quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Trong một môi trường sống, khi một số loài bắt đầu tuyệt chủng hoặc bị sụt giảm số lượng, điều đó có thể gây ra sự sụp đổ của toàn bộ môi trường sống".
Cuộc chiến bảo vệ đa dạng sinh học
Liên Hợp Quốc đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal đã được 196 quốc gia thông qua vào tháng 12 năm ngoái tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học. Các quốc gia cần nhanh chóng biến các cam kết đã đưa ra thành những hành động cụ thể và hợp tác toàn cầu để thực sự tạo ra sự thay đổi, bởi cuộc đấu tranh nhằm đảo ngược tình trạng suy thoái đa dạng sinh học rất cam go và phức tạp.Đa dạng sinh học tại Zimbabwe đã liên tục suy giảm trong 30 năm qua do hạn hán, nạn săn bắt trái phép và buôn bán sản phẩm từ động vật hoang dã. Thêm vào đó, xung đột giữa con người và thiên nhiên hoang dã cũng gia tăng. Để khắc phục tình trạng này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đang phối hợp với các đối tác để thực hiện chương trình quản lý bền vững động vật hoang dã.
Chipo Munsaka, 22 tuổi, là một trong số 18 giám sát viên của dự án này tại khu bảo tồn Kavaango-Zambezi, cô tin tưởng rằng các cộng đồng dân cư và động vật hoang dã có thể cùng tồn tại một cách bền vững. "Tôi muốn bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khỏi sự khai thác quá mức và giảm xung đột giữa con người và động vật hoang dã bằng giáo dục cộng đồng, dạy học cách chung sống với động vật, chung sống với cây cối".
Dự án đang làm việc với các cộng đồng và đối tác để cải thiện các quy định về săn bắt động vật hoang dã, tăng cường cung cấp các sản phẩm thịt và cá nuôi được chăn nuôi bền vững, trao quyền và tăng cường quản lý cộng đồng, đồng thời giảm nhu cầu về thịt động vật hoang dã ở các thị trấn và thành phố.
Những chuyên gia như bà Lauren McCain dành nhiều tâm huyết cho việc phục hồi và bảo vệ đa dạng sinh học tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Bà McCain, cũng như nhiều nhà bảo tồn thiên nhiên khác không tỏ ra bi quan trước những thách thức mà đa dạng sinh học toàn cầu đang phải đối mặt.
Mục tiêu của các quốc gia tham gia khung đa dạng sinh học toàn cầu là hướng tới một tương lai sống hài hòa với thiên nhiên vào năm 2050. Để làm được điều này, các nước đang thúc đẩy thực hiện các giải pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, chẳng hạn như thay đổi hành vi và thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên; không săn bắt và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã quý hiếm; chia sẻ công bằng, hợp lý các lợi ích thu được từ thiên nhiên: xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng…