Con sông duy nhất của Việt Nam chảy ngược vào Trung Quốc rồi đi đâu?

Con sông đặc biệt mình muốn nhắc đến là sông Kỳ Cùng, sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn! Chắc rất nhiều người còn nhớ đã được học về con sông này hồi cấp 2.
1727772262343.png

Sông Kỳ Cùng là sông chính của tỉnh Lạng Sơn, chảy trên Việt Nam dài khoảng 243 km. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ vào biển Đông mà chảy ngược theo hướng Đông Nam - Tây Bắc lên Trung Quốc.

Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua TP.Lạng Sơn. Khi cách thành phố này khoảng 22 km, sông đổi hướng Nam - Bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành Đông Nam - Tây Bắc trước khi rẽ sang hướng Đông ở gần thị trấn Thất Khê.

Từ Thất Khê, sông chảy gần như theo đường vòng cung, cho tới khi vượt biên giới sang Trung Quốc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) rồi đổ ra biển Bắc Hải – Trung Quốc.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn có ghi: “Sông Kỳ Cùng phát nguyên từ ghềnh Tri Viện, xã Đình Lập, châu Tiên Yên, tỉnh Quảng Yên, chảy quanh co 23 dặm làm sông Khuất Xá, lại chảy 17 dặm làm sông Cẩm Đoạn…, đổ ra cửa ải Binh Nhi thuộc Long Châu nước Thanh”.

Sách “Địa chí Lạng Sơn” (Nxb Chính trị Quốc gia -1999) cũng ghi: “Sông Kỳ Cùng là sông lớn nhất của Lạng Sơn cũng như của khu vực miền núi Đông Bắc, có chiều dài 243km, diện tích lưu vực 6.660km2 … Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa, ở huyện Đình Lập, chảy từ Đông Nam lên Tây Bắc theo hướng dốc của địa hình qua Lộc Bình, Điềm He, Na Sầm, Thất Khê.

Tại đây sông Kỳ Cùng uốn khúc chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tới biên giới Trung Quốc, đổ vào lưu vực sông Tây Giang”.

Tại sao gọi là sông Kỳ Cùng?​

Tên gọi "sông Kỳ Cùng" xuất phát từ cuộc chiến dai của thần rắn ông Cốc trong câu chuyện dân gian. Sau khi ông Cộc bị vua Thủy trừng phạt, ông bị lưu đày đến vùng đất hoang vắng, xa xôi, nơi được gọi là "kỳ cùng" - ý nghĩa là nơi tận cùng, xa nhất. Khi đến đó, ông Cộc đã giao chiến với thần thuồng luồng, một vị thần khác đang cai quản khúc sông, dẫn đến việc chia khu vực cai quản. Vì vậy, dòng sông này được đặt tên là "Kỳ Cùng" để ghi nhớ sự kiện ải.

Dấu tích của cuộc chiến vẫn còn hiện diện dưới dạng một hòn đá lớn ở bờ sông, biểu tượng cho ranh giới mà ông Corc thiết ra ra, và chiếc nhẫn bên bờ kia, hiện thân của thần thuồng luồng sau khi bị trói lại. Tên gọi này không chỉ thể hiện khía cạnh địa lý mà còn mang ý nghĩa văn hóa và truyền thuyết gắn liền với vùng đất Lạng Sơn.

Tại sao sông Kỳ Cùng chảy ngược?

1727772659533.png


Hầu hết các dòng sông ở Việt Nam thường chảy từ phía Bắc hoặc Tây Bắc xuống Đông hoặc Đông Nam, ra biển Đông. Việc sông Kỳ Cùng chuyển theo hướng ngược dòng bình thường, tức là từ Nam lên Bắc, rồi đổ sang Trung Quốc có thể giải thích từ các yếu tố địa lý và địa hình.

Địa hình đặc biệt: Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ vùng núi Bắc Sơn ở Lạng Sơn, nằm trên một vùng cao nguyên thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, dòng chảy ngược theo hướng thông thường của các con sông ở Việt Nam là kết quả của đặc điểm địa hình dốc từ phía Nam lên phía Bắc của khu vực này.

Liên quan đến địa chất cấu trúc: Hướng chảy của sông Kỳ Cùng chịu sự tác động của cấu trúc địa chất cũng như dòng chảy theo thung lũng và đồi núi của khu vực.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top