Công bố phát hiện khảo cổ có thể viết lại lịch sử thế giới

nhhgiap

Pearl
Mới đây, giới khảo cổ công bố một phát hiện có thể thay đổi hoàn toàn những gì chúng ta biết về lịch sử cổ đại. Cụ thể, chiếc răng trẻ em được khai quật tại một hang động ở Pháp có thể là bằng chứng đầu tiên về sự kiện con người đến Tây Âu khoảng 54.000 năm trước, sớm hơn khoảng 10.000 năm so với thời điểm chúng ta biết.
Công bố phát hiện khảo cổ có thể viết lại lịch sử thế giới
Bản tái tạo một Homo neanderthalensis, sống ở Âu-Á từ khoảng 400.000 đến 40.000 năm trước tại Bảo tàng Neanderthal ở Mettmann, Đức
Phát hiện cho thấy người Homo sapiens có thể cùng tồn tại trong khu vực người Neanderthal trước khi nhóm người sau tuyệt chủng. Người Neanderthal là một loài người đã tuyệt chủng, sống trên khắp châu Âu và Tây Á bắt đầu từ 400.000 năm trước. Mặc dù các nhà khoa học không chắc về nguyên nhân tuyệt chủng của họ, nhưng giả thuyết hiện tại cho rằng nó diễn ra khoảng 40.000 năm trước, ngay sau khi người Homo sapiens chuyển đến châu Âu từ châu Phi.
Chiếc răng hàm hóa thạch thuộc về đứa trẻ Homo sapiens được tìm thấy trong một hang động có tên Grotte Mandrin ở Thung lũng Rhone, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Science Advances.
Giáo sư Ludovic Slimak từ Đại học Toulouse, người dẫn đầu nhóm khảo cổ, nói với BBC rằng khám phá này có thể "viết lại tất cả các cuốn sách lịch sử của chúng ta theo đúng nghĩa đen".

Công bố phát hiện khảo cổ có thể viết lại lịch sử thế giới
Mảnh răng trẻ em được khai quật
“Giờ đây, chúng tôi có thể chứng minh người Homo sapiens đã đến Tây Âu sớm hơn 12,000 năm so với thời điểm dự đoán, quần thể này sau đó đã được thay thế bởi những quần thể người Neanderthal khác”, giáo sư nói.
Nghiên cứu cũng tiết lộ hang động ở Thung lũng Rhone là nơi sinh sống xen kẽ của cả người Neanderthal và Homo sapiens. Nhóm khoa học cho rằng tại một thời điểm nào đó, hai tộc người đã trao đổi quyền chiếm giữ hang động chỉ trong một năm. Bằng chứng cho kết luận trên đến từ nghiên cứu các lớp trầm tích khác nhau lắng đọng trên nền hang động qua hàng nghìn năm.
Họ xác định niên đại của chúng bằng kỹ thuật phát quang và cacbon phóng xạ, với lớp càng thấp, thời gian càng lùi xa hơn. Lớp chứa răng của người Homo sapiens, có niên đại khoảng 54.000 năm, được kẹp giữa các lớp khác nhau có chứa răng của người Neanderthal, theo tạp chí
Science.
Giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi thường giả thuyết rằng sự xuất hiện của con người hiện đại ở châu Âu đã đẩy người Neanderthal vào con đường diệt vong nhanh hơn. Tuy nhiên, bằng chứng mới này cho thấy rằng cả sự xuất hiện của con người hiện đại ở châu Âu và nguyên nhân tuyệt chủng của người Neanderthal đều phức tạp hơn nhiều”.
Bên cạnh chiếc răng, họ còn phát hiện các công cụ bằng đá có tên gọi là Neronian, vốn gắn liền với con người hiện đại.
Giáo sư Ludovic Slimak tin rằng hai loài người cổ đại trên đã thực hiện trao đổi kiến thức bằng cách nào đó, vì các công cụ trong hang được làm từ đá lửa nằm cách xa hàng trăm km. Kiến thức có thể đến từ người Neanderthal bản địa.
“Chúng tôi vẫn chưa biết đó là mối quan hệ hữu nghị hay thù địch. Đó là một cuộc trao đổi nhóm hay họ có (Neanderthal) do thám để chỉ và hướng dẫn họ?", giáo sư nói.
Mặc dù nghiên cứu này mang tính đột phá, nhưng một số chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng vì bằng chứng chứng minh chỉ là một chiếc răng duy nhất. Nhà khảo cổ sinh học Carles Lalueza-Fox của Đại học Barcelona nói với tạp chí Science rằng để tăng độ tin cậy, cần phải có bằng chứng di truyền hoặc bộ xương thể rắn.
Nguồn:
Business Insider
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top